Trang chủ Luận bàn - Phản biện Về việc biểu tình có cần phải “xin”

Về việc biểu tình có cần phải “xin”

229
0

Sau khi hàng loạt cuộc vận động biểu tình của các hội nhóm dân chủ bị dập tắt, bị ngăn chặn không thể diễn ra thì nhiều người đã đặt câu hỏi “biểu tình có phải xin” hay không? Và xin thì xin như thế nào?

Quyền biểu tình của công dân là quyền Hiến định được quy định trong Hiến pháp năm 2013, tất nhiên đã là quyền thì sẽ được thực hiện nhưng phải thực hiện trong khuôn khổ pháp luật chứ không phải bạ đâu làm đó, thích quậy phá như nào cũng được. Điều 25 của Hiến pháp đã nêu rất rõ “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” nhưng hãy nhớ môt điều rằng quyền luôn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố khác, không có quyền nào là vô hạn cả.

Khoản 4 Điều 15 của Hiến pháp nêu rất rõ “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Tức là việc thực hiện quyền biểu tình không được xâm phạm đến lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Chính vì vậy mà biểu tình ở Việt Nam luôn trái pháp luật là vậy đó, hết gây rối trật tự công cộng đến đập phá tài sản của người khác, ngay đến vụ biểu tình ở Phan Rí Bình Thuận mà đám người biểu tình còn xông vào chiếm giữ cả trụ sở của Bộ đội biên phòng thì quá nguy hiểm.

Về việc biểu tình có cần phải “xin”

Cũng không có một quốc gia nào để quyền của công dân thực hiện một cách bừa bãi mà luôn có quy định ràng buộc, giám sát và hạn chế khi có những yếu tố bất lợi cho xã hội hay có yếu tố vi phạm pháp luật. Ở Việt Nam cũng vậy, khoản 2 Điều 14 Hiến pháp nêu rất rõ “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Việc tổ chức biểu tình không phải xin nhưng phải đăng ký theo quy định của pháp luật. Theo Điều 8 của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP có quy định: “Trước khi tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng, tổ chức hoặc người tổ chức các hoạt động đó phải gửi bản đăng ký đến Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền. Bản đăng ký phải có các nội dung cơ bản sau đây: Họ tên, tuổi, địa chỉ của người đăng ký; tên, trụ sở và các thông tin khác của tổ chức đăng ký; Nội dung, mục đích việc tập trung đông người; Ngày, giờ diễn ra hoạt động, thời gian kết thúc; Địa điểm tập trung, đường đi, sơ đồ lộ trình sẽ đi qua; Tên của các tổ chức dự kiến tham gia và họ tên, tuổi, địa chỉ của người đại diện cho tổ chức đó; Số người dự kiến tham gia; cờ, ảnh, phương tiện mang theo, nội dung biểu ngữ, khẩu hiệu (nếu có); Cam kết thực hiện đúng nội dung, phạm vi hoạt động đã đăng ký và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng”.

Như vậy, việc biểu tình phải đăng ký với Ủy ban nhân dân nơi dự định biểu tình. Nếu không đăng ký thì mặc nhiên việc biểu tình đó là trái pháp luật và bị áp dụng các biện pháp cương chế cần thiết để bảo đảm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Công Lý

Nguồn: Nhân quyền, Biển đảo Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây