Trang chủ Loa Phường Rủi ro khi dùng mạng xã hội của Việt Nam, thế còn...

Rủi ro khi dùng mạng xã hội của Việt Nam, thế còn mạng xã hội của Mỹ?

248
0

Ngay khi Mạng xã hội GAPO Việt Nam ra mắt thì trên fanpage của Luật Khoa Tạp chí đã đăng tải nội dung xuyên tạc và bôi xấu GAPO, cho rằng GAPO là mối đe dọa đến nhân quyền ở Việt Nam và người dùng sẽ chịu nhiều rủi ro. Lập luận của Luật Khoa Tạp chí dựa trên các cơ sở sau:

Thứ nhất, cần khai báo thông tin chính xác của người dùng. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với người dùng Facebook và bất cứ Mạng xã hội nào khác ở trên toàn thế giới chứ không phải chỉ với trường hợp GAPO. Nếu không có những mưu tính khuất tất, vi phạm pháp luật thì chẳng có gì phải e ngại công khai danh tính. Luật Khoa đề xướng để tính “ẩn danh” của Internet: 

Rủi ro khi dùng mạng xã hội của Việt Nam, thế còn mạng xã hội của Mỹ?“Một trong những đặc điểm làm nên sức hấp dẫn và sức mạnh của Internet là tính “ẩn danh” (anonymity). Nó cho phép người dùng xây dựng một danh tính riêng của mình trên mạng và không sợ bị phán xét hay truy cứu trách nhiệm. Điều này đặc biệt có lợi cho người dùng và có hại cho chính quyền ở các nước độc tài như Việt Nam. Nhưng với mạng xã hội Việt Nam, tính ẩn danh sẽ không còn tồn tại nữa.”

Đây là luận điệu lừa mị của Luật Khoa. Điều tạo nên sức hấp dẫn và sức mạnh của Internet chính là sự liên kết nhanh giữa người với người và kho thông tin khổng lồ, chứ không phải là tính “ẩn danh”, Tính “ẩn danh” chỉ có vai trò đối với các hoạt động phi pháp như buôn bán vũ khí, bán dâm, tổ chức khủng bố, thuê người ám sát, tung “fake news”… Tính ẩn danh không có giá trị với những người dùng sống đàng hoàng và tôn trọng pháp luật.

Thứ hai, Luật Khoa cho rằng GAPO là nơi chính quyền có thể truy cứu thông tin bất cứ lúc nào và có thể ăn cắp dữ liệu người dùng. Vậy còn Facebook thì sao? Facebook là nơi chính phủ Mỹ có thể dễ dàng ăn trộm thông tin, dữ liệu người dùng để phục vụ các mục đích thương mại hoặc chính trị. Facebook chính là mạng xã hội kém an toàn nhất mà Mỹ đã hoàn toàn thao túng. Nếu Luật Khoa e ngại những điều này, có thể đóng cửa Fanpage của Luật Khoa và đóng cửa website, bởi vì Google cũng có năng lực giống như Facebook trong chiến lược công nghệ của Mỹ.

Thứ ba, Luật Khoa nói rằng trên GAPO không được đăng tải các nội dung nhạy cảm. Nhưng thế nào là “nhạy cảm”? Facebook cũng có cơ chế cấm các nội dung nhạy cảm, đó là những nội dung kích động thù hận, phân biệt chủng tộc, xúc phạm nhân phẩm, kêu gọi khủng bố…

Như thế, GAPO không có gì đáng e ngại hơn so với Facebook và các mạng xã hội khác. Thứ Luật Khoa lo lắng đó là Luật Khoa mất đi cơ hội tuyên truyền chống đối chính quyền, tổ chức khủng bố lật đổ.

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây