Trang chủ Luận bàn - Phản biện Không Có Chuyện "Hà Nội Vay Thêm Tiền Cho Dự Án Đường...

Không Có Chuyện "Hà Nội Vay Thêm Tiền Cho Dự Án Đường Sắt Cát Linh – Hà Đông''

169
0

Không Có Chuyện "Hà Nội Vay Thêm Tiền Cho Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông''

Một bài viết xuyên tạc, tung tin sai sự thật “Hà Nội vay thêm tiền cho dự án Cát Linh – Hà Đông” trên trang của tổ chức khủng bố Việt Tân

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là một dự án giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đến nay, dự án đã hoàn thành 99% tiến độ và sắp tới Bộ Giao thông vận tải sẽ bàn giao dự án này cho Hà Nội và chính thức đưa đường sắt Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động. Tuy nhiên, thời gian qua, trên các trang mạng của các tổ chức, cá nhân phản động xuất hiện đồng loạt các bài viết với nội dung “Chính quyền Hà Nội vừa vay thêm gần 100 triệu USD để trang trải cho 1% công việc còn lại ở tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông”. Vậy sự thật có phải như vậy?

Đầu tiên, theo thông tin đăng tải trên các trang phương tiện thông tin đại chúng, tháng 12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn chỉ đạo giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với  Hà Nội xây dựng phương án bàn giao, tiếp nhận trách nhiệm chủ đầu tư cho Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội. Theo đó Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đường sắt Hà Nội (thuộc UBND thành phố Hà Nội) sẽ tiếp nhận khoản vay và bố trí vốn trả nợ vay lại từ năm 2018. Đến tháng 11/2018, Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh tiếp tục có có ý kiến chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm nhận nợ vay lại trực tiếp đối với phần vốn vay lại của dự án, ngân sách địa phương phải chịu trách nhiệm trả nợ ngân sách Trung ương.

Trên cơ sở trên, tại kỳ họp thứ 9, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, UBND thành phố đã trình báo cáo gửi Hội đồng nhân dân thành phố về phương án vay lại dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông. Cụ thể, Hà Nội sẽ vay lại phần chi phí của dự án này liên quan trực tiếp đến việc khai thác, vận hành kinh doanh vận tải áp dụng với giá trị 98.35 triệu USD bao gồm hệ thống kiểm soát vé tự động, hệ thống thiết bị công nghệ bảo dưỡng đoàn tàu, mua sắm đầu máy – toa xe, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Đây là khoản vay chuyển giao cho Hà Nội vay lại (dự án này do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, nhưng sau đó chuyển giao cho Hà Nội vận hành). Điều này hoàn toàn phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành khi Hà Nội là địa phương tự chủ ngân sách, theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Tài sản công, địa phương nào được hưởng thụ công trình được đầu tư bằng vốn vay ODA thì địa phương đó có trách nhiệm trả nợ ODA. Đồng thời, Chính phủ cũng đã chấp nhận đề nghị của Hà Nội là nếu nhận chuyển giao, khoản vay được tính vào dư nợ của thành phố, nhưng không tính vào bội chi ngân sách địa phương, thành phố bố trí ngân sách địa phương để trả nợ.

Như vậy, khoản vay gần 100 triệu USD là khoản vay được Bộ Giao thông vận tải chuyển lại cho Hà Nội theo đúng thẩm quyền, chức năng quản lý dự án. Khoản vay này đã có trong khoản vay ODA trước đó, Hà Nội chỉ là địa chỉ nhận chuyển giao và có trách nhiệm trả nợ. Do đó, không hề có chuyện Hà Nội vay thêm tiền cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Chính vì vậy, đây là luận điệu xuyên tạc của các đối tượng phản động nhằm đánh lừa dư luận, gây tâm lý chống đối, hoang mang trong quần chúng nhân dân. Mọi người dân cần nhận thức đúng trách để các thế lực xấu tung tin sai sự thật lừa bịp./.

Mạc Huy

Nguồn: Non sông Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây