Trang chủ Bản tin Dân chủ Sự trơ trẽn của giới cầm quyền và ngoại giao Trung Quốc...

Sự trơ trẽn của giới cầm quyền và ngoại giao Trung Quốc trong các luận điệu về biển Đông

185
0

Sự trơ trẽn của giới cầm quyền và ngoại giao Trung Quốc trong các luận điệu về biển Đông

Khu vực bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam

Trong những ngày vừa qua, tàu Địa Chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có những hành động xâm phạm một vùng biển rộng lớn ở khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở phía Tây Nam Biển Đông (Đông Nam đất liền Việt Nam) ngoài vùng biển gần bờ còn bao gồm các bãi ngầm Tư Chính, Vũng Mây và các đá Ba Kè, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên.

Ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế, ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ấy thế nhưng Trung Quốc vẫn trơ tráo đưa ra những lý lẽ trơ trẽn rằng Trung Quốc vẫn đang cùng các quốc gia Đông Nam Á duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, giải quyết những bất đồng một cách phù hợp.

Lý luận cho hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính – Vũng Mây những ngày qua, Trung Quốc cho rằng, đây là khu vực này nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò” và là một phần của cái gọi là “vùng nước quần đảo Trường Sa”.

Theo phân tích địa chất, khu vực các bãi ngầm Tư Chính, Vũng Mây và các đá Ba Kè, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên là phần nối dài của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông Nam. Các bãi cạn này ngăn cách với quần đảo Trường Sa bằng một rãnh sâu nên theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), nó không thuộc quần đảo Trường Sa.

Khu vực này nằm cách xa lục địa Trung Quốc khoảng trên 600 hải lý. Vì vậy, theo quy định của UNCLOS, khu vực này chỉ liên quan đến hai quốc gia có bờ biển đối diện với Việt Nam là Malaysia và Brunei.

Hiện nay, tại khu vực này Việt Nam và Malaysia đã trình chung hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa. Brunei không phản đối. Trong thực tế, hiện nay Việt Nam đang kiểm soát và khai thác dầu khí tại khu vực này và chỉ có Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam.

Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực năm 2016 cũng đã nêu rõ hai điểm:

1) Không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn (“đường lưỡi bò”).

2) Không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng và các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.

Như vậy, không thể dùng “đường lưỡi bò” hoặc “vùng nước quần đảo Trường Sa” để biện minh rằng vùng biển phía Đông Nam Việt Nam là vùng tranh chấp mà nó thuần túy là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Sự trơ trẽn của Trung Quốc còn đạt tới độ trâng tráo khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày hôm nay (22/7) phản ứng trước thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 20/7 yêu cầu Trung Quốc cần ngưng ngay hành động “bắt nạt và khiêu khích can thiệp gây bất ổn tại Biển Đông” rằng, các tuyên bố của quan chức Mỹ về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông mang tính “vu khống” và khuấy động bất ổn ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trơ trẽn nói rằng: “Đây là một sự vu khống nỗ lực của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) cũng như xử lý phù hợp các khác biệt”. Ông này còn nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ ngừng thái độ vô trách nhiệm như vậy và tôn trọng các nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm giải quyết các khác biệt thông qua đối thoại và nỗ lực vì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa”.

Một sự trơ trẽn đến mức lố bịch cho hành vi vừa ăn cướp vừa la làng của giới cầm quyền và ngoại giao Trung Quốc.

Việt Nguyễn

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây