Trang chủ Loa Phường Việt Tân, Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Lân Thắng đang muốn gì...

Việt Tân, Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Lân Thắng đang muốn gì ở EVFTA?

220
0

Sau khi hiệp định EVFTA được ký kết vào ngày 30/06/2019, và đang đợi Nghị viện EU thông qua, trong tuần qua, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã thảo luận, tuyên truyền về những gì mà họ có thể làm với hiệp định. Họ không thống nhất với nhau, mà tập trung quanh 3 khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất bao gồm những người đang vận động Nghị viện EU ngăn EVFTA. Khuynh hướng thứ hai gồm những người định lợi dụng EVFTA để đòi quyền biểu tình, quyền thành lập các tổ chức chống đối đội lốt “công đoàn độc lập”. Khuynh hướng thứ ba gồm những vận động Nhà nước cải cách kinh tế, chính trị để thích nghi với EVFTA.

Việt Tân, Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Lân Thắng đang muốn gì ở EVFTA?

Trong khuynh hướng thứ nhất, ngày 09/07/2019, đại diện đảng Việt Tân và Hội Anh em Dân chủ đã đến Brussel (Bỉ) để vận động Nghị viện EU ngăn cản EVFTA vì lý do nhân quyền. Nguyễn Văn Đài cho biết bà Maria Arena, tân Chủ tịch Uỷ Ban nhân quyền của Nghị viện EU, đã đồng ý vận động các nghị viên mới ngăn cản hiệp định. Bà Arena cũng đề nghị Đài “chuẩn bị hồ sơ để Nghị viện EU ra một nghị quyết về vi phạm nhân quyền của Việt Nam”. Đài đáp rằng nhóm vận động sẽ nộp hồ sơ này trong tháng 9.

Trong khuynh hướng thứ hai, trong một cuộc tọa đàm trên BBC, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Quý Thọ và Hoàng Ngọc Giao đã bàn về việc dùng EVFTA để thúc đẩy các yêu sách về công đoàn độc lập và quyền biểu tình.

Cụ thể, Nguyễn Lân Thắng nói rằng các điều khoản liên quan đến vấn đề công đoàn độc lập trong EVFTA “là cơ hội để người dân và những người lao động có thể bắt đầu thực thi các quyền công dân của mình, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và quyền biểu tình”.

Phạm Quý Thọ nói rằng chuyện công đoàn độc lập “là một thách thức thực sự đối với cải cách thể chế hiện nay ở Việt Nam”, vì nó “là một cái mang tính tổ chức rất rõ ràng mà buộc Việt Nam phải tuân thủ”, chứ không thể “nấp dưới hình thức này, hình thức kia”, hoặc “làm giảm nhẹ” như từng làm với “chuyện nhân quyền, dân chủ”. Tuy nhiên, ông Thọ cho rằng Việt Nam sẽ không thể có công đoàn độc lập trong 5 năm tới, vì muốn có thì phải sửa luật, mà muốn sửa luật thì phải có chủ trương từ lãnh đạo cấp cao nhất.

Khi BBC hỏi nên dùng các hình thức chế tài nào để ép Việt Nam tuân thủ các điều khoản về nhân quyền của EVFTA, Hoàng Ngọc Giao trả lời rằng trong thực tế, các điều khoản về nhân quyền trong các điều ước mà Việt Nam từng ký kết thường không được tuân thủ. Ngay cả các cơ chế để giám sát thực hiện Công ước về Quyền Dân sự và Chính trị – như cơ chế Báo cáo Định kỳ Phổ quát và cơ chế cử điều tra viên đến tận quốc gia – cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, hình thức chế tài quan trọng nhất vẫn là các đòn trừng phạt kinh tế và tài chính, nhất là trừng phạt nhắm vào cá nhân, như Đạo luật Magnitsky của Mỹ.

Trong khuynh hướng thứ ba, là vận động Nhà nước cải cách kinh tế, chính trị để thích nghi với EVFTA, tiến sĩ Đinh Trường Hinh (sống tại Mỹ, là chủ tịch công ty EGAT và cựu chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới) viết trên BBC rằng EVFTA chưa chắc đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Lý do là trước khi ký EVFTA, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU vốn đã hưởng mức thuế rất thấp; còn sau khi ký, Việt Nam sẽ vướng vào một loạt các điều khoản về nguồn gốc nguyên liệu để sản xuất hàng, về việc giảm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước… Ngoài ra, các tập đoàn lớn của EU có thể chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Ông Hinh cho rằng nếu vẫn muốn tận dụng EVFTA để phát triển, Việt Nam cần tiến hành một loạt các cải tổ cơ bản – như cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân được bình đẳng trước pháp luật, đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ để sản xuất nguyên liệu trong nước, tăng độ tự chủ của các trường đại học và trường dạy nghề, tăng sự liên kết giữa các trường này với các doanh nghiệp…

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy bài viết của ông Đinh Trường Hinh mang một số ý kiến có giá trị tham khảo. Ngược lại, đảng Việt Tân, HAEDC và giới biểu tình thuê đang khiến dư luận có một ấn tượng sai về EVFTA, để phục vụ cho mục đích chính trị riêng của họ.

Cụ thể, Việt Tân và HAEDC đang cố lảng tránh một sự thật mà ông Nguyễn Quang A đã chỉ ra: EVFTA là một hiệp định kinh tế, được ký để phục vụ lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng hai phía, chứ không đặt trọng tâm vào vấn đề nhân quyền. Qua cách đặt vấn đề của Nguyễn Văn Đài, có thể thấy Đài muốn vận động EU gây sức ép, để đòi Việt Nam thả các thành viên HAEDC đang ngồi tù, nhằm thực hiện lời hứa của Đài hồi năm ngoái. Việt Tân và HAEDC muốn tận dụng cơ hội này để ra nguy hiểm, nhằm thuyết phục giới “dân chửi” rằng họ có ảnh hưởng đến EU, và đủ sức bảo vệ “anh em”. Trong khi đó, cộng đồng cờ vàng cực đoan ở hải ngoại chỉ muốn phá EVFTA, với niềm tin rằng họ sẽ góp phần gây ra khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam, khiến chế độ sụp đổ vì bạo loạn và nước ngoài can thiệp.

Trong khi đó, Nguyễn Lân Thắng hy vọng rằng các nhóm biểu tình thuê, như No-U, sẽ được biểu tình hợp pháp dưới vỏ bọc “công đoàn độc lập”. Đây là một sự mạo danh, vì công đoàn sinh ra để bảo vệ lợi ích của người lao động, chứ không phải để chống Nhà nước. Thêm nữa, bản thân Thắng không tham gia thị trường lao động, mà chỉ ngồi nhà chửi chế độ để nhận tiền tài trợ từ nước ngoài. Sau cùng, cần lưu ý rằng giới công nhân Việt Nam đang tiến hành 200 cuộc đình công tự phát mỗi năm, mà không cần Thắng giúp họ đòi “quyền biểu tình”, cũng không bị chế độ “đàn áp” như cách mô tả của Thắng.

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây