Mặc dù không có bất cứ cụm từ nào liên quan đến việc đòi đất của hội dòng Nhưng trong đơn kiến nghị 13.07/2019 của các sơ Dòng Thánh Phaolô Hà Nội đề nghị các cơ quan chính quyền Hà Nội giải quyết đối với quyền lợi của hội dòng tại khu đất tại 42 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội vì hiện đang bị các cá nhân và tập thể xâm phạm đã cho thấy đây thực chất là hoạt động đòi đất của Hội dòng này.
Theo đó, trong đơn kiến nghị khẩn cấp, Dòng Thánh Phaolô Hà Nội cho biết, 4 lô đất cá nhân tại phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã xây 3 tầng lòi ra ngoài vỉa hè so với địa giới cũ và tổng thể của khu phố gây mất hiện trạng lịch sử của Hội dòng. Đơn cũng cho biết, đang có dấu hiệu sang tên, đổi chủ thành một chủ mới.
Tuy nhiên, điều đáng nói, trong đơn đề nghị chỉ khẳng định những vấn đề có tính chung chung. Rằng toàn bộ khu đất tại số 42, Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thuộc về khu nhà 37, Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và đang tranh chấp nên không được có bất cứ hoạt động thi công nào trên khu đất làm mất hiện trạng của khu đất của nhà dòng. Mà không đưa ra bất cứ những căn cứ pháp lý nào liên quan.
Trong khi đó, cùng với khu đất tại số 5, đường Quang Trung, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thì nhiều khu đất trước đây thuộc quyền sở hữu của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và Dòng Thánh Phao lô Hà Nội đã được bàn trong thời kỳ thực hiện chính sách cải tạo XHCN. Cụ thể, ngày ngày 24/11/1961, linh mục chánh xứ Hoàng Cao Chiểu và Sơ Lê Thị Đông lúc đó là Tu viện trường Dòng thánh Phao lô Hà Nội đã kê khai và bàn giao nhà đất tại đây (bao gồm đất, nhà đã cho thuê, cho ở nhờ) cho Nhà nước thống nhất quản lý, bao gồm 07 ngôi nhà, trong đó có số nhà 37 phố Hai Bà Trưng và số nhà 05 phố Quang Trung. Các số nhà này đã được Bộ Y Tế sử dụng làm trụ sở làm việc và bố trí cho cán bộ, công nhân viên sử dụng làm nhà ở. Ngoài ra, chính quyền Hà Nội khi đó còn bàn giao quyền sử dụng các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước.
Nghĩa là từ 24/11/1961 các khu đất trên đã được chuyển giao quyền quản lý, sử dụng. Dòng Thánh Phaolô hoàn toàn không còn là chủ thể sở hữu theo đúng luật định. Việc khiếu nại vì thế không còn hiệu lực.
Trên thực tế, với những sự yếu và thiếu của mình trong các chứng cứ pháp lý để khẳng định quyền sở hữu, Dòng Thánh Phaolo đã ít nhiều xuống nước. Và họ đã không có nhiều động thái tranh chấp mà chỉ xác nhận hiện trạng khu đất là đang tranh chấp mà thôi…
Trong đơn kiến nghị, Hội dòng này cũng cho biết trên khu đất tại 42, Lý Thường Kiệt hiện tại đang tồn tại khá nhiều di tích của Hội dòng cũng như hài cốt, nhà thờ, tập viện. Vì vậy, trên tinh thần quan tâm tới nhu cầu tâm linh của hội dòng và một bộ phận người dân trên địa bàn, thiết nghĩ TP Hà Nội cũng nên đặt vấn đề để Hội dòng có thể quy tập, đưa những di tích thuộc về Hội dòng của mình về cái nơi phù hợp, tránh việc động chạm tới vấn đề tâm linh và tạo ra những đổ vỡ không đáng có.
Còn riêng đối với vấn đề sở hữu đối với khu đất, nhất thiết phải tổ chức cho được một cuộc đối thoại mà ở đó chính quyền và các cơ quan hữu trách cần đưa ra những căn cứ xác đáng nhất khẳng định, từ sau năm 1961, Hội dòng Phaolo Hà Nội không còn là chủ sở hữu hợp lệ của các khu đất.
Nguồn: Mõ làng