Nằm im thin thít và không có bất cứ bình luận nào. Đó là tâm trạng chung của đám Bùi Thanh Hiếu, Lê Trung Khoa, Nguyễn Văn Đài cùng đám lâu la sau khi diễn ra lễ ký chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) vừa qua. Thậm chí, đám này cũng không hề có bất cứ phản pháo nào kể cả khi chúng bị dư luận và những người Việt yêu nước kịch liệt lên án và phản đối.
Toàn cảnh lễ ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) – Nguồn: FB
Nói rõ hơn về chuyện này ông Hồ Ngọc Thắng đến từ Đức cho biết: “Họ buồn bực vì sự thất bại thảm hại trong việc vận động điên cuồng chống lại việc ký hai Hiệp định nêu trên. Trong một thời gian dài họ tổ chức thu chữ ký trên mạng để rồi gửi “Đơn thỉnh nguyện”, tiếng Đức Petition, cho Quốc hội Đức. Kết quả thu thập chữ ký của người ủng hộ được công bố trên mạng cho thấy: Trên toàn thế giới có 3.375 người ký, trong đó riêng ở Đức là 3.067. Như vậy ở các quốc gia khác chỉ hơn 200 người ủng hộ họ“.
Như vậy, với mục đích hạ bệ chính Tổ quốc, nhà nước nơi mình đã được nuôi dưỡng, ăn học và ra đi, chúng đã không từ bất cứ thủ đoạn nào.
Tuy nhiên điều đáng buồn là dù đã cố gắng song chúng vẫn không thể nào chuyển dịch thái độ của Chính phủ Đức và nhiều nước EU khác đối với VN. Bằng chứng là các hiệp định đã được ký kết một cách chóng vánh trên tinh thần hiểu biết, tin tưởng và hai bên cùng có lợi.
Lí giải sự thất bại và thái độ im lặng có tính tất yếu của đám này. Nhiều trang đã cho biết, lí do không ngoài việc giới chức Đức đã hành động theo lợi ích của người Đức và các thành viên nội khối EU. Đồng ý rằng, EU nói chung, nước Đức nói riêng vẫn đã, đang và còn duy trì chiêu bài dân chủ với nhiều quốc gia khác trong đó có VN. Nhưng cần biết là thực hiện điều đó họ có những lợi ích và đó cũng là thủ đoạn để họ thu vén lợi ích hoặc giành thế thượng phong trong các hoạt động kinh tế với đối tác VN. Hoặc cũng có khi họ thực hiện trên yêu cầu của đối tác khác lớn hơn, và ở đó họ có được những lợi ích kếch xù từ nước Mỹ chẳng hạn.
Còn đối với việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA), người Đức và nhiều nước EU có lí do để đồng ý kí kết. Ngoài lí do việc kí kết và thực hiện các hiệp định sẽ giúp cho họ có được những lợi ích kinh tế lớn lao thì vấn đề uy tín của họ trên trường quốc tế cũng được tính toán đến.
Cho đến nay, ngoài Đức thì riêng tại EU, VN đã ký kết đối tác chiến lược với một số nước. Trong khi khi đã đối tác chiến lược của nhau thì nghĩa vụ của mỗi bên là phải thực hiện các cam kết. Người Đức đã nhìn được sự cân bằng giữ uy tín, lợi ích trong các hiệp định có vai trò của VN và họ đã đồng ý…
Sự thất bại của đám dân chủ trong việc ngăn cản 2 hiệp định vì thế cho thấy chúng không hiểu nhiều về người Đức, các mối quan hệ giữa Đức với nước khác, trong đó có VN. Rằng suy cho cùng thì dân chủ lưu vong Việt tại Đức cũng chỉ là những con rối, họ sẽ sử dụng khi thấy cần nhưng họ sẽ vứt chỏng chơ nếu không còn tác dụng hoặc không tạo ra những giá trị khác có lợi cho chính họ.
TRÙNG DƯƠNG
Nguồn: Non sông Việt Nam