1- Tại sao tôi viết bài này?
Cùng với phong trào “phản đối” bộ Quốc sử 30 tập và bộ sử 15 tập trong thời gian trước, phong trào “cờ đỏ” lại tiếp tục đoàn kết trong những ngày qua, ngay sau khi một loạt bài viết “tung hô TBT Lê Duẩn – Hạ bệ ĐT Võ Nguyên Giáp” được tung ra. Tại sao lại đoàn kết như vậy? Vì có những kẻ “ngông cuồng” đã đưa ra hàng loạt những bài viết khá dài. Trong những bài viết đó có nhiều dẫn chứng và lập luận có vẻ như khá logic, cùng với giọng văn trau truốt đến từng chữ, tỉ mỉ đến từng dấu chấm câu, dầu gạch đầu dòng nhằm bôi nhọ hình tượng một người anh hùng dân tộc, người anh cả của Quân đội Quân dân Việt Nam, một trong những biểu tượng của 2 cuộc kháng chiến thần thánh đánh đổ 2 đế quốc to của dân tộc Việt Nam. Động chạm đến hình tượng của ĐT chính là xúc phạm đến những người đã, đang và sẽ cầm súng chiến đấu giành và giữ độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước.
(Sau đây tôi sẽ gọi tất cả những “kẻ ngông cuồng” đó bằng từ “chúng”)
Mấy ngày nay tôi cứ đi tìm một bài viết nào đó và của một ai đó cung cấp những thông tin hữu ích để làm sáng tỏ chân lý của vấn đề nhưng tìm mãi mà chưa có. Có quá nhiều bài viết để nhằm mục đích phê phán thậm chí là “chửi mắng” chúng nhưng tuyệt nhiên chưa thấy một bài viết nào cung cấp thông tin đủ để phản biện những vấn đề được chúng đưa ra. À không, thực ra là có 1 bài của bạn Bão lửa, tôi đã đọc và điều duy nhất đọng lại là cảm giác “không đủ”, “chưa thỏa mãn”…
Chúng ta nên hiểu 1 điều rằng đây là một cái bẫy bằng ngôn từ được giăng ra rất khéo léo. Nói đi cũng phải nói lại, chúng thực sự là những kẻ rất có kiến thức, biết xâu chuỗi và logic hóa sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, thứ khôn khéo nhất của chúng là biết nói cái gì, biết cung cấp thông tin gì và không cung cấp thông tin gì, biết nói cái gì trước, cái gì sau. Mang 1 màu sắc chủ đạo là “Tâng bốc TBT Lê Duẩn – Hạ bệ ĐT Võ Nguyên Giáp”, cái bẫy đã khéo giăng ra. Những ai có kiến thức thường trực và hiểu cơ chế vận hành của Đảng – Chính quyền trong quân đội và Nhà nước sẽ dễ dàng tìm ra lỗ hổng trong các mô tuýp lập luận chung của chúng. Còn nếu thiếu kiến thức hoặc mặc dù có kiến thức nhưng sa đà vào tiểu tiết sự kiện trong trong tranh luận thì ắt dính cái bẫy ấy. Tưởng chừng nhận diện rất dễ nhưng không phải! Bởi khinh thường kẻ địch là tự “giết chết” chính mình.
Những người thiếu kiến thức hoặc quá sa đà tiểu tiết như tôi nói ở trên sẽ lâm vào 3 con đường. 1 là cạn lời và chửi đổng, mạt sát cực đoan. 2 là mặc dù vẫn chửi nhưng để chửi thì càng phải đọc, mà càng đọc thì càng ngấm, mưa dầm thấm lâu, cộng với những tư tưởng mang thuyết âm mưu về việc chia phe cánh, cùng những thông tin “bịa đặt” như ĐT Võ Nguyên Giáp bị TBT Lê Duẩn “dìm hàng” phải sang làm “công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạch”,… không biết chừng lâu ngày sẽ nảy sinh sự “tự diễn biến” trong chính tư tưởng và cuối cùng là lập trường chính trị bị xô ngã. Ngoài ra còn kiểu thứ 3 là tham gia phản biện nhưng lầm đường. Thay vì đưa ra chân lý và lập luận lại quay sang làm điều ngược lại, có nghĩa là “Tâng bốc ĐT Võ Nguyên Giáp – Hạ bệ TBT Lê Duẩn”. Điều đó thật tai hại!
Đáng tiếc thay, nhiều đồng chí của phong trào “cờ đỏ” không mảy may có quyết tâm đi tìm chân lý ngược lại chỉ viết những bài viết mang màu phê phán không có chút căn cứ, cơ sở nào. Đấu tranh như vậy đã phải là cách tốt hay chưa? Trên thực tế, có nhiều người yêu nước muốn phản biện nhưng họ không biết phải phản biện như thế nào bởi vì họ không có trong tay “vũ khí”. Vũ khí ấy là căn cứ và lập luận lịch sử – chính trị được xâu chuỗi một cách logic. Mà khi không có “vũ khí” trong tay thì các bạn biết rồi đấy. “Cạn lời” thì quay sang chửi. Mà chửi nhiều thì dù có vì một mục đích tốt đẹp đi chăng nữa cũng không trở thành chân lý được!
Chưa bao giờ tôi tự coi mình vào một “cờ đỏ” bởi từ lâu tôi chỉ tự “xếp” mình vào nhóm những người yêu nước mà thôi. Thứ tôi đi tìm là chân lý và kiến thức. Tôi cũng chỉ định hình khả năng của bản thân ở mức trung bình – khá. Tuy nhiên, sau khi đọc 3 tài liệu mà chúng vẫn hay giương ra là “Đề cương Cách mạng miền Nam” của TBT Lê Duẩn, “Nghị quyết 15 (mở rộng) về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà” của Đảng lao động Việt Nam và “Chiến thắng bằng mọi giá” của Cecil B. Currey, tôi đã quyết định viết bài này. Nếu những người bạn trong list friend của tôi không đọc phần tiếp theo dưới đây thì tôi cũng không cho rằng đó là sự thất bại của bản thân vì khi gõ phím bài viết này tôi đang làm 1 thứ tôi đam mê. Đó là đi tìm CHÂN LÝ LỊCH SỬ!
2- Những nguyên tắc căn cốt của đấu tranh Cách mạng và “đánh trận”
Sẽ là rất thiếu sót nếu nghiên cứu về hoạt động nội bộ của Đảng đặc biệt là trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước mà bỏ qua việc nghiên cứu và hiểu rõ 4 vấn đề căn cốt sau đây.
– Vấn đề thứ nhất: Nguyên tắc “Lãnh đạo và phục tùng lãnh đạo”
Đây là nguyên tắc căn cốt mà bất cứ ai nếu hiểu về hoạt động của Đảng Cộng sản thì đều biết. Bản chất của nó chính là “Đảng lãnh đạo Quân đội Nhân dân về mọi mặt”. Từ người chỉ huy cấp nhỏ đến người chỉ huy cấp lớn, thậm chí đến cấp cao nhất của Quân đội ta là Bộ Quốc phòng cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Có nghĩa là TBT Lê Duẩn mặc dù nắm chức danh lãnh đạo cao nhất về bên Đảng nhưng không phải là người lãnh đạo tuyệt đối mọi mặt của Quân đội. Nói cách khác, Quân đội ta (xét trong thời điểm bấy giờ và cả sau này) không chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của tướng Giáp hay TBT Lê Duẩn mà là chịu sự lãnh đạo của tập thể Đảng ủy Quân sự Trung ương (lúc bấy giờ có tên gọi là Tổng Quân ủy) và cao nhất là Bộ Chính trị! Nguyên tắc này không chỉ đúng với sự “phục tùng lãnh đạo” của tướng Giáp mà còn đúng với cả TBT Lê Duẩn. Cắt nghĩa cụ thể ra là kể cả là đối với TBT, người nắm chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản nhưng khi ý kiến của ông được đưa ra không được sự biểu quyết tán thành (trên 50%) của Bộ Chính trị thì cũng không thể thực hiện!
– Vấn đề thứ hai: Nguyên tắc “tập trung dân chủ”
Vấn đề thứ hai này mang tính nhất quán từ khi lập nước đến nay. Đó là một trong những đặc trưng tinh hoa của Đảng Cộng sản và nó làm rõ thêm cho vấn đề thứ nhất tôi đã nêu ở trên. Cắt nghĩa 4 chữ TẬP TRUNG – DÂN CHỦ này ra có nghĩa là mọi vấn đề của Đảng, Nhà nước đều phải đưa ra bàn thảo trước Bộ Chính trị, quy trình này tiến hành một cách tập trung nhằm công khai mọi ý kiến kể cả đồng thuận hay trái chiều của mọi cán bộ lãnh đạo cao cấp. Mọi thành viên trong hội nghị đều có quyền phát biểu ý kiến đóng góp. Dù là “thi đua hòa bình” của tướng Giáp hay “mạnh hóa Cách mạng bằng sức mạnh của quần chúng miền Nam” (TBT Lê Duẩn) cũng tương tự như vậy. Việc lựa chọn phương án nào không phải do tướng Giáp hay TBT Lê Duẩn quyết định mà ngược lại, nó có tính pháp lý, có được đi vào Nghị quyết hay không là do số biểu quyết tán thành có vượt được ngưỡng 50% số thành viên của tổ chức hay không? Và như chúng ta đã biết, việc “Đề cương về Cách mạng miền Nam” của TBT Lê Duẩn được đi vào trở thành một phần nòng cốt của Nghị quyết 15 chính là do được sự tán thành của phần đông lãnh đạo của Bộ Chính trị mà ít nhất là trên 50% thành viên trong Hội nghị Trung ương 15.
– Vấn đề thứ 3: Nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”
Như đã nói ở trên, mọi cá nhân nằm trong tổ chức Đảng đều phải chịu sự lãnh đạo của tổ chức. TBT Lê Duẩn và tướng Giáp không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, giống như trong 1 gia đình mỗi người có thể có 1 ý kiến khác nhau, Bộ Chính trị cũng vậy! Khi Nghị quyết đã được thông qua, tổ chức Đảng sẽ giao cho người lãnh đạo cao nhất, người chủ trì việc hiện thực hóa Nghị quyết thành các biện pháp cụ thể. Có nghĩa là Nghị quyết 15 không chỉ là trí tuệ riêng của TBT Lê Duẩn mà nó là trí tuệ chung của tập thể Bộ Chính trị và Nghị quyết ấy được tiến hành thực hiện dưới sự chủ trì của TBT.
Tương tự như vậy, Đảng ủy Quân sự Trung ương (thời điểm bấy giờ tên là Tổng Quân ủy) là tổ chức Đảng dưới quyền của Đảng Cộng sản. Tiếp nhận Nghị quyết 15, Đảng ủy Quân sự Trung ương phải xây dựng được Nghị quyết của riêng mình nhằm cụ thể hóa nòng cốt của Nghị quyết 15 thành Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương sao cho sát đúng với tình hình, nhiệm vụ của toàn quân. Hiểu cụ thể hơn, ở thời điểm bấy giờ tướng Giáp là Tổng tư lệnh kiêm Bí thư Tổng Quân ủy, nhiệm vụ của ông là tiếp thu Nghị quyết của cấp trên, cụ thể hóa nó thành dự thảo Nghị quyết chỉ đạo hoạt động quân sự của toàn quân. Khi dự thảo Nghị quyết do ông soạn thảo được Tổng Quân ủy thông qua thì nó được phép thực hiên. Điều đó đồng nghĩa với việc, Nghị quyết chỉ đạo công tác chuẩn bị mọi mặt của toàn quân sau đó tiến hành các chiến lược, chiến dịch của toàn quân thời gian sau không phải là trí tuệ riêng của tướng Giáp mà là trí tuệ chung của tập thể Tổng Quân ủy.
Nói đến dân chủ và tập trung có nghĩa là khi Nghị quyết của Bộ Chính trị đã được thông qua thì bất cứ ý kiến trái chiều nào cũng sẽ phải dừng lại ở mức độ “tiếp thu để xem xét”. Những người có ý kiến không tán thành Nghị quyết dù muốn dù không đều phải cống hiến tâm sức để thực hiện cho bằng được Nghị quyết đó. Đối với Nghị quyết của Tổng quân ủy tôi nói ở trên cũng tương tự, không có gì khác! Tất cả các ý kiến không đồng thuận đều được bảo lưu làm cơ sở rút kinh nghiệm, tiếp thu và phát triển.
3 vấn đề trên, chúng có biết không? Tôi nghĩ là có. Có điều chúng đã ỉm đi. Đấy chính là minh chứng cho điều tôi nói ở trên rằng “chúng biết nói cái gì, không nói cái gì”. Chính vì lý do biết ít, không biết hoặc thậm chí là vì quá sa đà vào những vấn đề nhỏ lẻ như Đề cương Cách mạng miền Nam ban đầu giao cho ai, sau đó là ai được giao soạn thảo, ai “giỏi hơn” ai, quá trú tâm vào những khái niệm như Đảng ủy Quân sự Trung ương hay Tổng Quân ủy, v…v mà những “cờ đỏ” tham gia tranh luận, phản biện đã quên đi mất những vấn đề mang tính nguyên tắc này!
– Vấn đề thứ 4: Thứ tự, nội dung, phương pháp tiến hành công tác tổ chức chuẩn bị “đánh trận”
Tại sao tôi lại dùng 2 từ “đánh – trận”? Bởi vì tôi muốn gói gọn tất cả các vấn đề về công tác tổ chức chuẩn bị chiến đấu từ chiến thuật, chiến dịch và chiến lược trong 2 từ này!
Ở cấp chiến thuật tức là đối với đánh những trận nhỏ lẻ từ cấp trung đội đến cấp tiểu đoàn, ngay sau khi nhận nhiệm vụ của cấp trên, người chỉ huy đơn vị sẽ tiến hành công tác tổ chức chuẩn bị chiến đấu trên nhiều mặt bao gồm quán triệt nhiệm vụ, tính toán thời gian, xác định những công việc cần làm ngay, đánh giá tình hình, dự kiến kế hoạch chiến đấu, phổ biến kế hoạch chiến đấu dự kiến cho cấp dưới, triển khai làm công tác chuẩn bị. Sau khi làm những công việc trên, người chỉ huy sẽ tiến hành đi trinh sát thực địa để nằm chắc thực tế về địch, địa hình, thời tiết ở khu vực mục tiêu cần đánh chiếm, làm cơ sở hoàn chỉnh kế hoạch chiến đấu.
Có một vấn đề cần lưu ý là sau khi hoàn chỉnh kế hoạch chiến đấu, người chỉ huy phải tiến hành thông qua kế hoạch chiến đấu đó trước cấp ủy Đảng cấp mình. Khi được cấp ủy cùng cấp thông qua thì người chỉ huy mới tiến hành báo cáo kế hoạch ấy với cấp trên. Khi được cấp trên phê duyệt, kế hoạch chiến đấu của người chỉ huy mới có giá trị pháp lý, có nghĩa là lúc bấy giờ mới được phép tiến hành.
Trên cơ sở kế hoạch được thông qua, người chỉ huy tiến hành hội nghị dân chủ quân sự với thành phần là bao gồm toàn bộ cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Mục đích của hội nghị này không phải là bàn ĐÁNH hay KHÔNG ĐÁNH mà nhằm phát huy trí tuệ tập thể của toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất để quá trình chiến đấu đạt hiệu suất cao nhất, tiết kiệm đạn dược và hạn chế thương vong. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chẳng phải phương pháp “sử dụng con cúi rơm bện chặt và nhúng nước” để che chắn hỏa lực cực mạnh của địch và ý định đào hầm ngầm để đặt gần 1 tấn thuốc nổ vào chân đỉnh đồi A1 đã được đưa ra bởi ý kiến đóng góp của một anh lính binh nhì khi đồng chí Đại đoàn trưởng 312 tổ chức một cuộc hội nghị tương tự như Hội nghị dân chủ quân sự tôi đã nói ở trên hay sao?
Sau khi làm xong tất cả những việc trên, người chỉ huy mới tiến hành giao nhiệm vụ cho cấp dưới và triển khai làm các công tác chuẩn bị còn lại, chỉ chờ đến giờ là cơ động và nổ súng.
Ở các cấp cao hơn, thứ tự nội dung phương pháp tiến hành công tác tổ chức chuẩn bị chiến đấu cũng tương tự như ở cấp chiến thuật, chỉ khác là với quy mô lớn hơn rất nhiều lần. Quân đội các nước tư bản cũng thực hiện công tác chuẩn bị chiến đấu với thứ tự, nội dung tương tự như trên chỉ khác là không có các hoạt động của tổ chức Đảng và hội nghị phát huy dân chủ như chúng ta. Nói như vậy, các bạn có thể hiểu rằng, việc thông qua kế hoạch chiến đấu với cấp ủy Đảng là một điều TỐI CẦN THIẾT trong nguyên tắc hoạt động quân sự của Quân đội ta.
Cấp ủy Đảng bao gồm nhiều đồng chí lãnh đạo và chỉ huy chủ chốt liên quan đến nhiệm vụ đó. Người chỉ huy cao nhất nếu không được cấp ủy thông qua kế hoạch chiến đấu thì cũng không được phép tiến hành trận đánh. Suy rộng ra đến cương vị ĐT Võ Nguyên Giáp mặc dù ông là Tổng Tư lệnh quân đội nhưng nếu kế hoạch cao nhất của ông đưa ra mà không được Đảng ủy Quân sự Trung ương (lúc bấy giờ gọi là Tổng quân ủy) và cao hơn nữa là Bộ Chính trị thông qua với hơn 50% số phiếu tán thành thì kế hoạch của ông cũng không trở thành hiện thực!
Nói như vây, có lẽ các bạn đã hiểu rõ ràng hơn về vấn đề này? Có nghĩa là TBT Lê Duẩn không có quyền “cấm” ĐT Võ Nguyên Giáp tiến hành chủ trương mang tên “Thi đua hòa bình”. Kế hoạch “Thi đua hòa bình” của tướng Giáp không trở thành hiện thực, không thể làm ở mức phổ biến, rộng rãi ở mức độ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân không phải như lý do chúng đưa ra là “Do TBT Lê Duẩn không tán thành” mà bởi vì kế hoạch ấy không được sự tán thành của trên 50% cán bộ lãnh đạo của Tổng quân ủy và Bộ Chính trị!
Tôi dám chắc 100% là chúng không bao giờ biết những điều này. Thậm chí nhiều bạn cờ đỏ cũng không hề biết đến nhưng điều này. Đơn giản vì các bạn chưa bao giờ đụng chạm đến những kiến thức như vậy!
3- Lê Duẩn – Võ Nguyên Giáp, 2 chân kiềng vững chắc của lịch sử!
TBT Lê Duẩn và ĐT Võ Nguyên Giáp là 2 người anh hùng trong lịch sử dân tộc, hai chân kiềng vững chắc của Cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ 20. Tất nhiên chân kiềng còn lại những tướng lĩnh, lãnh đạo khác và nhân dân là cái vòng kiềng.
Tại sao tôi nói như vậy? Bởi vai trò và tiếng nói của 2 ông quá lớn đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Bằng cách “Tâng bốc TBT Lê Duẩn – Hạ bệ ĐT Võ Nguyên Giáp” triệt để bởi ngôn từ, một trong những biện pháp mà chúng đang làm là kích động những người yêu mến tướng Giáp và có ấn tượng tiêu cực về TBT Lê Duẩn đi đến con đường đấu tranh sai lầm là làm theo chiều ngược lại. Đó là “Hạ bệ TBT Lê Duẩn – Tâng bốc tướng Giáp”. Chúng ta có quyền yêu mến một người hơn người còn lại tuy nhiên sự yêu mến đó được thực hiện bằng cách “dìm hàng” người còn lại thì thật sự sai lầm! Bởi mục tiêu sâu sa của chúng không phải là đưa hình tượng của TBT Lê Duẩn lên “tầm cao mới” mà thâm độc hơn, chúng lợi dụng cả 2 luồng tư tưởng, tình cảm trái ngược nhau ấy nhằm khẳng định rằng giữa 2 người anh hùng dân tộc có mâu thuẫn sâu sắc với nhau và mâu thuẫn ấy chính là “mâu thuẫn gay gắt” trong nội bộ Đảng. Hãy cảnh giác!
Những nội dung phân tích dưới đây sẽ chỉ ra cái gì là đúng và cái gì nên làm…
– Võ Nguyên Giáp – Lê Duẩn, Ai giỏi hơn ai?
Tướng Giáp được mệnh danh là đại tướng của “chiến tranh nhân dân”. Còn TBT Lê Duẩn là vị lãnh đạo của “Cách mạng quần chúng”.
Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là “tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ”. Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời: “Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An.”
Ở Việt Nam có ai “đánh trận” giỏi hơn tướng Giáp? KHÔNG CÓ AI!
Về TBT Lê Duẩn, Pierre Asselin từng nhận xét “…Ông là người đã thiết lập một bộ máy lãnh đạo ở Hà Nội không chỉ trung thành mà còn chung quyết tâm hoàn tất các mục tiêu cách mạng.” Stein Tonnesson thuộc Viện Đại Học Olso cũng nói về ông như sau: “Nếu không có người Việt Nam, sẽ chẳng có ai dám đánh nhau với người Mỹ cả, vì trong lúc người Việt Nam đánh nhau với người Mỹ, cả thế giới lại “sợ” người Mỹ. Ông ta cũng chỉ rõ những người sợ là ai. Người đầu tiên sợ người Mỹ là Mao Trạch Đông. Lê Duẩn đã hiểu điều khác biệt căn bản giữa người Trung Quốc và người Việt Nam: “Chúng ta khác họ (Trung Quốc) hoàn toàn. Trong mỗi người Việt Nam có một tinh thần hào hùng, và vì vậy chúng ta không bao giờ có thế thủ. Mọi người đều quyết chiến… Việt Nam là nước tiên phong trên toàn thế giới tranh đấu cho sự nghiệp giải phóng tổ quốc”.
Ở Việt Nam sau chủ tịch Hồ Chí Minh, ai là người “xây dựng và định hình đường lối Cách mạng” giỏi hơn TBT Lê Duẩn? KHÔNG CÓ AI!
Ở 2 con người ấy, mỗi người có một thế mạnh riêng. Mặc dù vai trò và chức danh của TBT có phần cao hơn Tổng Tư lệnh nhưng nếu để đem so sánh 1 cách tổng quát nhằm trả lời câu hỏi AI GIỎI HƠN AI là điều không thể! TBT Lê Duẩn nếu tham gia chỉ huy “đánh trận” không thể giỏi hơn tướng Giáp và ngược lại nếu “xây dựng đường lối” và lãnh đạo Đảng thì tướng Giáp lại không thể bằng TBT Lê Duẩn. Điều cốt lõi ấy chúng ta phải hiểu!
Thế nhưng vì quá sa đà vào phân tích tiểu tiết AI GIỎI HƠN AI và cũng bởi quá trú tâm vào việc chứng minh tướng Giáp giỏi mà người ta quên đi rằng 2 con người ấy có “thế mạnh” về một “mảng” khác nhau! Chúng đã tìm thấy “lỗ hổng” trong quan điểm và tư duy của những người “cờ đỏ” và khoét sâu vào đó bằng cách đưa ra thông tin rằng “ban đầu Đề cương Cách mạng miền Nam được giao cho tướng Giáp soạn thảo nhưng tướng Giáp không làm được nên phải để TBT Lê Duẩn làm”. Tương tự như trên đã nói, không ai “đánh trận” giỏi bằng tướng Giáp, thế nhưng không ai “lăn lộn từ nông thôn, thành phố, thị xã” của miền Nam bằng TBT Lê Duẩn, không ai hiểu con người miền Nam, ý chí miền Nam, “nỗi đau” miền Nam và ước nguyện của miền Nam bằng TBT Lê Duẩn. Vậy thì, việc lựa chọn đồng chí Lê Duẩn soạn thảo “Đề cương Cách mạng miền Nam và sau này là TBT lãnh đạo cuộc Cách mạng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân là quyết định sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời cũng chính là tất yếu của lịch sử! Nhưng tựu trung điều ấy cũng không góp phần khẳng định rằng nếu xét toàn diện thì TBT Lê Duẩn giỏi hơn tướng Giáp về mọi mặt!
– TBT Lê Duẩn có phải người hiếu chiến hay không?
Bằng lập luận của mình, chúng đang muốn xây dựng ấn tượng về TBT Lê Duẩn là một con người mang màu sắc “của sự hiếu chiến”, chỉ ham “đánh – đấm”, chỉ muốn tiến hành Cách mạng miền Nam bằng con đường “nổi dậy” và “bạo lực vũ trang”. Nhưng thực tế có phải như vậy hay không? Câu trả lời là KHÔNG!
Bằng chứng là từ những năm 1939, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, ông đã góp phần cho sự ra đời của Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương (11-1939) – chuyển hướng đấu tranh cách mạng; chỉ đạo kháng Pháp tại miền nam trong đó đáng chú ý là “Xứ ủy Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn thực hiện chính sách ruộng đất “người nông dân có ruộng cày” không phải thông qua cuộc phát động tước đoạt bằng bạo lực, tiến hành đấu tố, cưỡng bức địa chủ; mà bằng chủ trương và biện pháp đúng đắn, thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của Nam Bộ lúc ấy”.
Tư tưởng chủ đạo trong quá trình làm Cách mạng của TBT Lê Duẩn là áp dụng và tiến hành triệt để công tác vận động quần chúng, trên cơ sở làm công tác giáo dục chính trị, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của mọi giai tầng xã hội ở miền Nam. Ông thừa hiểu rằng chính quyền Mỹ – Diệm đã “dìm” miền Nam trong bể máu như thế nào, những năm sau hiệp định Geneve Cách mạng miền Nam đã khó khăn ra sao? Ông thừa hiểu một điều là mọi người lính đều từ nhân dân mà ra, người làm Cách mạng muốn tồn tại phải có sự che chở của nhân dân, còn nhân dân tin yêu là còn cách mạng. Bản thân ông chưa bao giờ có ý định “cưỡng ép” người miền Nam phải cầm súng, phải đánh nhau một cách ép buộc tương tự như cách mà Mỹ – Diệm đang làm lúc bấy giờ. Thứ quan trọng nhất ông muốn đạt được là xây dựng tình đoàn kết chặt chẽ giữa mọi người dân, mọi giai tầng ở miền Nam và với cả miền Bắc, không phải để chỉ đồng loạt “phất cờ” nổi dậy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà còn cả sau này khi đã thống nhất đất nước, cả 2 miền Nam – Bắc sẽ cùng tiến lên xây dựng CNXH. Điều đó thể hiện nhãn quan sâu rộng, tầm nhìn vượt thời đại của ông!
– TBT Lê Duẩn có phải là toàn năng “một tay che cả bầu trời”?
Tất nhiên là KHÔNG! Giáo sư Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nhận định: “Năm 1985, anh (TBT Lê Duẩn) là người ghi vào Nghị quyết của Bộ Chính trị: “Chấp nhận kinh tế nhiều thành phần”. Đó là những con chữ quan trọng để tạo đà cho Đại hội VI Đổi Mới… Tầm nhìn xa của anh Ba về kinh tế, những viên gạch anh lát cho con đường đổi mới, không nhiều người biết tới. Nhưng điều đó cũng phù hợp với con người Anh. Chỉ cần mình làm điều tốt cho Đảng, cho dân mà không cần nghĩ rằng có được ghi nhận hay không”.
Giáo sư Trần Phương có thuật lại: “Tôi nhớ có lần, vào một buổi sáng, khi nhóm trợ lý chúng tôi đang họp, anh Ba đi vào “quẳng” xuống bàn chúng tôi một tờ báo và nói: “Các anh đọc đi!”. Rồi anh nhếch mép cười, đi ra… Chúng tôi cầm tờ báo lên: Trên trang nhất là một bài dài phê phán anh Kim Ngọc và quan điểm khoán hộ của anh. Có lần, tôi hỏi Anh: “Tại sao Anh không công khai phản bác lại quan điểm bảo thủ của bài báo…”. Anh nói: “Quan trọng nhất là phải giữ SỰ ĐOÀN KẾT TRONG ĐẢNG…”.
Kim Ngọc là nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú, ông được mệnh danh là “cha đẻ của khoán hộ” mà người ta quen gọi là “khoán mười”, “cha đẻ của Đổi mới trong nông nghiệp” ở Việt Nam. Ông nổi tiếng với câu nói “Xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng. Phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình”. Đồng quan điểm với Bí thư Kim Ngọc nhưng lúc ấy TBT Lê Duẩn có bắt ép được toàn thể Bộ Chính trị, có bắt ép toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải làm theo tư duy “vượt tầm thời đại” của ông hay không? Câu trả lời là KHÔNG! Bởi điều quan trọng nhất với ông là GIỮ GÌN SỰ ĐOÀN KẾT TRONG ĐẢNG. Thậm chí trên thực tế, TBT Lê Duẩn cũng không đủ sức làm điều đó. Bất cứ cá nhân riêng lẻ nào cũng không thể làm điều đó. Bởi vì kể cả là người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản như ông hay bất kỳ ai khác nếu ý kiến không được sự đồng thuận của toàn thể Bộ Chính trị và lãnh đạo Nhà nước thì cũng không thể tự ý làm!
Thế nhưng chúng lại cho rằng TBT Lê Duẩn đã dùng mọi biện pháp nhằm “triệt hạ” và bôi nhọ tướng Giáp. Có thể có trường hợp ấy xảy ra hay không? Câu trả lời là KHÔNG! Tướng Giáp là người “anh cả” của Quân đội Nhân dân, tiếng nói của ông có tầm ảnh hưởng đến toàn quân và toàn dân không chỉ trong kháng chiến mà đến cả thời điểm sau này trước khi ông qua đời. TBT Lê Duẩn hiểu rõ điều đó! Để GIỮ GÌN SỰ ĐOÀN KẾT TRONG ĐẢNG, ông tuyệt nhiên sẽ không làm!
– Quan điểm “Thi đua hòa bình” của tướng Giáp có phải là sai lầm? Tuyệt đối hóa phong trào Cách mạng miền Nam có phải là đúng đắn?
Chúng cố gắng làm “méo mó” hình tượng của tướng Giáp bằng cách gắn ông với nhận thức lệch lạc về “Thi đua hòa bình” của chúng. Là tướng đánh trận lâu năm, xây dựng Quân đội Nhân dân từ 2 bàn tay trắng, xuất phát điểm từ 34 chiến sĩ, rồi phát triển thành các trung đội, các đại đội, các tiểu đoàn, trung đoàn, đại đoàn quân, tướng Giáp hiểu rõ một vấn đề là nếu chỉ có tình yêu nước thôi không thì chưa đủ khi đứng trước một thế lực hùng mạnh với vũ khí, khí tài, trang bị cực mạnh và hiện đại bậc nhất thế giới như Mỹ. Không phải là con người “lăn lộn” miền Nam như TBT Lê Duẩn, quan điểm của tướng Giáp cho rằng phải xây dựng miền Bắc lên XHCN để có sức chi viện đánh thắng Đế quốc Mỹ ở miền Nam. Không phải tướng Giáp là phái “chủ hòa” như phương Tây nhận định, cũng không phải tướng Giáp tuyệt đối hóa việc tin tưởng Mỹ – Ngụy sẽ thực hiện đúng theo Hiệp định Geneve mà chúng ta phải hiểu 1 điều rằng chủ trương “thi đua hòa bình” của tướng Giáp chính là gấp rút và không ngừng mạnh hóa tiềm lực của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và sức mạnh Quân đội Nhân dân nhằm có đủ “sức mạnh” giải phóng miền Nam ngay cả khi Hiệp định Geneve sụp đổ, thậm chí cả khi sự giúp đỡ của phe XHCN cho Cách mạng Việt Nam là chưa đủ!
Ngay trong Nghị quyết 15 cũng có những nhận định như sau:
“…Nếu không ra sức củng cố miền Bắc và tích cực đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội thì không thể có chỗ dựa vững chắc để tranh thủ hoà bình thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ. Không kiên quyết đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến ở miền Nam, cụ thể là chế độ Mỹ – Diệm, thì cũng không thể tạo điều kiện thuận lợi nhất là để hoà bình thống nhất Tổ quốc.
Cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau, song song tiến hành, ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau, trợ lực mạnh mẽ cho nhau…
Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội một mặt là theo quy luật phát triển khách quan của xã hội miền Bắc, vì mục đích nâng cao không ngừng đời sống của nhân dân miền Bắc; mặt khác là tích cực gánh vác phần trách nhiệm đối với phong trào cách mạng của cả nước. Kinh tế, văn hoá miền Bắc ngày càng phát triển, đời sống nhân dân miền Bắc ngày càng được cải thiện, lực lượng quốc phòng của miền Bắc ngày càng được vững mạnh, miền Bắc ngày càng thịnh vượng và tươi vui, thì sẽ tăng thêm sức mạnh của cách mạng và uy thế chính trị của nhân dân ta, tăng thêm tin tưởng và tính tích cực cách mạng của đồng bào miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chế độ Mỹ – Diệm.
Trong quá trình tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc cần chống những khuynh hướng sai lầm tách rời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, với nhiệm vụ đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Một mặt, cần phê phán những khuynh hướng như xem nhẹ nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân còn phải tiếp tục ở miền Nam, hoặc coi cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là chỉ riêng cho miền Bắc, không nắm vững phương châm “củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam”, không thấu suốt nhiệm vụ thống nhất nước nhà trong mọi chính sách và chủ trương công tác ở miền Bắc. Mặt khác, cần phê phán những khuynh hướng chỉ thấy đấu tranh thống nhất, xem nhẹ nhiệm vụ củng cố miền Bắc, không thấu suốt ý nghĩa xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, và trong bất cứ tình hình nào miền Bắc cũng phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng vừa phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa xã hội, vừa phải nâng cao tinh thần yêu nước và ý thức chống Mỹ – Diệm trong nhân dân miền Bắc. Càng nhận thức sâu sắc rằng công cuộc kiến thiết trong hoà bình của mình là một cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn đất nước thì nhiệt tình xã hội chủ nghĩa, tinh thần trách nhiệm và ý thức cảnh giác cách mạng của nhân dân miền Bắc càng được đề cao.
Phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam càng được giữ vững và phát triển thì một mặt càng tăng cường lực lượng cách mạng để đánh bại chính sách nô dịch, gây chiến và chia cắt của Mỹ – Diệm, đi đến đánh đổ sự thống trị tàn khốc của chúng, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ. Mặt khác, đó cũng chính là thiết thực bảo vệ miền Bắc, tạo điều kiện cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc được tiến hành thuận lợi. Trái lại, nếu phong trào yêu nước ở miền Nam suy yếu thì chẳng những cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam gặp khó khăn, mà cả cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc cũng chịu ảnh hưởng không tốt…
… Miền Nam có nhiệm vụ tuyên truyền sâu rộng và phát huy mạnh mẽ ảnh hưởng của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nêu cao khẩu hiệu “Giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thành trì cách mạng của cả nước”
Nếu ai đã nghiên cứu về chủ trương “thi đua hòa bình” của tướng Giáp và “Đề cương Cách mạng miền Nam” của TBT Lê Duẩn sẽ thấy rằng đó là 2 mặt của một vấn đề. 2 yếu tố “Xây dựng và bảo vệ CNXH ở miền Bắc” và “Tiến hành Cách mạng Giải phóng miền Nam” là 2 nội dung chủ đạo, 2 yếu tố gắn bó khăng khít không thể tách rời. Khi nghiên cứu cả 2 vấn đề trên chúng ta sẽ thấy chủ trương của tướng Giáp có phần hơi “nặng” về miền Bắc còn của TBT Lê Duẩn thì lại có phần hơi “nặng” về miền Nam. Điều đó rất dễ hiểu, vì ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ai hiểu miền Bắc XHCN và toàn quân bằng tướng Giáp cũng như không ai hiểu miền Nam hơn TBT Lê Duẩn. Nghị quyết 15 chính là sự tổng hợp và phát huy cao độ tư tưởng của cả 2 con người vĩ đại nhằm 1 mục tiêu chung là đánh đổ Mỹ – Ngụy, thống nhất đất nước và tiến lên CNXH.
Thế nên, việc chúng cho rằng Nghị quyết 15 như một cách viết khác đi của “Đề cương Cách mạng miền Nam” do TBT Lê Duẩn soạn thảo là hoàn toàn sai lầm. Bởi như vậy là tuyệt đối hóa miền Nam mà bỏ quên miền Bắc, là tuyệt đối hóa TBT Lê Duẩn mà quên đi quan điểm “mạnh hóa miền Bắc làm chỗ dựa cho miền Nam” của tướng Giáp. Nếu không nghiên cứu kỹ thì bất cứ ai tranh luận với chúng về những vấn đề trên đều sẽ dính bẫy sai lầm!
– Có phải TBT Lê Duẩn “khinh khi” hiệp định Geneve?
Các nhận định của nước ngoài cho rằng sau khi có Hiệp định Geneve, Đảng Lao động Việt Nam đã có 2 luồng tư tưởng. 1 là “trông chờ” vào hòa bình và thống nhất đất nước trên cơ sở Hiệp định Geneve. Và 2 là “tuyệt đối không tin vào Hiệp định Geneve mà tuyệt đối hóa việc tiến hành Cách mạng miền Nam bằng bạo lực vũ trang cách mạng”. Họ còn cho rằng tướng Giáp theo luồng tư tưởng thứ nhất còn TBT Lê Duẩn theo luồng tư tưởng thứ 2, cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh ban đầu không theo phe nào, sau 2 năm thấy Cách mạng miền Nam bị Mỹ – Diềm “dìm” trong bể máu nên đã ngả theo luồng tư tưởng thứ hai.
Điều đó có đúng hay không? Câu trả lời là HOÀN TOÀN KHÔNG! Bằng chứng là trong Nghị quyết 15 có nhấn mạnh những vấn đề như sau:
“… Chủ trương của Đảng ta giữ vững hoà bình ở Việt Nam, thực hiện thống nhất nước nhà bằng con đường hoà bình, chủ trương ấy gắn liền với chủ trương chung nói trên của phe xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải nắm vững chủ trương ấy, đồng thời phải tiếp tục củng cố và tăng cường sự đoàn kết nhất trí không gì lay chuyển nổi giữa nước ta với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Đó là nghĩa vụ quốc tế của Đảng ta và nhân dân ta, và cũng là bảo đảm chắc chắn cho việc hoàn thành nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chúng ta chủ trương tích cực tranh thủ giải quyết vấn đề thống nhất nước nhà bằng con đường hoà bình.
Trong quá trình chuyển biến cách mạng, do sức đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ở hai miền, có thể thực hiện những hình thức đầu tiên về quan hệ giữa hai miền, như quan hệ kinh tế, văn hoá, đi lại, v.v. cũng có thể nảy ra những hình thức thống nhất từng bước. Chúng ta phải biết triệt để sử dụng và phát triển những hình thức ấy, vì nó có một ý nghĩa chính trị rất quan trọng trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiến tới hoàn toàn thống nhất Tổ quốc. Bản Cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xuất phát từ tình hình thực tế của nước ta, đã đề ra cách giải quyết vấn đề thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, theo nguyên tắc hai miền cùng bàn bạc, cùng thoả thuận với nhau, “không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào”. Đó là một chủ trương hết sức hợp lý, hợp tình, hợp với ý nguyện và lợi ích của nhân dân ta và lợi ích của phong trào hoà bình thế giới.
Song, đế quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, vẫn cố tình xâm chiếm miền Nam, cố tình chuẩn bị chiến tranh xâm lược miền Bắc, hòng đặt cả dân tộc Việt Nam dưới ách thống trị của chúng. Chừng nào còn Mỹ – Diệm ở miền Nam thì tình trạng đất nước bị chia cắt và khả năng xảy ra chiến tranh vẫn tồn tại. Vì vậy để thực hiện thống nhất nước nhà và giành hoà bình lâu dài ở Việt Nam, nhân dân ta không thể có con đường nào khác hơn là phải tích cực xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và tiến hành đấu tranh cách mạng gian khổ ở miền Nam để bảo vệ quyền sống hằng ngày và tiến lên đánh đổ ách thống trị của Mỹ – Diệm ở miền Nam khi có điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi. Vì Mỹ – Diệm là độc tài, hung bạo và hiếu chiến, cho nên nhân dân ta từ Bắc chí Nam phải luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo đề phòng. Nếu Mỹ – Diệm liều lĩnh gây chiến tranh xâm lược miền Bắc, thì toàn dân từ Bắc chí Nam sẽ kiên quyết đứng lên bảo vệ miền Bắc, thành trì cách mạng của cả nước, đồng thời tiêu diệt chế độ Mỹ – Diệm ở miền Nam, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc.
Hiệp nghị Giơnevơ có tác dụng hạn chế một phần âm mưu gây chiến của địch và có lợi cho công cuộc đấu tranh chính trị để thống nhất nước nhà, có lợi cho sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Chúng ta phải biết triệt để sử dụng nó. Song cần nhận rõ nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng không phải là Hiệp nghị Giơnevơ mà là lực lượng đấu tranh của quần chúng nhân dân cả nước, được sự đồng tình, ủng hộ ngày càng rộng rãi của nhân dân thế giới. NHỮNG TƯ TƯỞNG Ỷ LẠI VÀO HIỆP NGHỊ GIƠNEVƠ, HOẶC COI THƯỜNG GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA HIỆP NGHỊ GIƠNEVƠ, ĐỀU LÀ SAI LẦM!”
Như vậy là quá rõ, không hề có chuyện TBT Lê Duẩn “khinh khi”, coi thường Hiệp định Geneve mà quan điểm của ông không nằm ngoài quan điểm của Đảng ta là “dùng mọi biện pháp, nghiên cứu mọi khả năng, song song với chuẩn bị lực lượng dự bị mạnh mọi mặt ở miền Bắc để tiến lên Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên cả mặt trận chính trị, pháp lý và quân sự”!
– Tướng Giáp và Mậu Thân 1968
Tháng 1-1959, khi hy vọng thi hành Hiệp định Geneve không còn, tại cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15, Đại tướng Võ Nguyên Giáp giúp Bộ Chính trị và các cán bộ Việt Minh mới từ miền nam ra (do Lê Duẩn đứng đầu) ban hành Nghị quyết 15 Bộ Chính trị, cho phép những cán bộ kháng chiến còn lại ở miền nam được tổ chức hoạt động vũ trang đồng thời với vận động chính trị quần chúng một cách triệt để.
Năm 1959, được Bộ Chính trị đồng ý, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thành lập Đoàn 559 mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền nam Việt Nam. Nhờ việc mở đường Trường Sơn, phong trào cách mạng và hoạt động du kích miền Nam phát triển rất mạnh. Sau 4 năm, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập được một số đơn vị cấp trung đoàn.
Năm 1964, được Bộ Chính trị đồng ý, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bí mật cử Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn vào chiến trường Đông Nam Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam đánh lớn tại Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài… tạo chuyển biến chiến trường và thành lập các Sư đoàn 1, 2, 3, 5, 7, 9 nổi tiếng.
Năm 1968, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tại Hà Nội phát động cuộc Tổng Tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân. Một số nguồn tin từ nước ngoài cho rằng tướng Giáp không tán thành chủ trương tổng tấn công trên toàn chiến trường miền Nam, nhưng các tài liệu lịch sử ghi chép về hoạt động của Bộ Chính trị cho thấy ông đã trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch và chỉ đạo chiến dịch này, tuy có một số thời điểm ông phải đi chữa bệnh ở Hungary nên không thể dự họp.
Ngày 25-1-1968, trên đường từ Hungary về, tướng Giáp ghé qua Bắc Kinh xin chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến dịch Mậu Thân. Ngoài liên lạc hàng ngày, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta vẫn thay nhau đến Bắc Kinh, trực tiếp báo cáo và xin ý kiến Bác. 4 giờ chiều 20-1-1968, đồng chí Lê Đức Thọ sang làm việc với Bác đến 6 giờ tối. Sáng ngày 25-1-1968, đồng chí Võ Nguyên Giáp đến trực tiếp báo cáo với Bác từ 8 giờ đến 9 giờ 15 phút. Tối 26-1-1968, đã gần Tết Mậu thân, từ 7 giờ đến 8 giờ, hai Bác cháu ngồi im lặng trong phòng vặn nhỏ Đài tiếng nói Việt Nam.
Ở Miền Nam những binh đoàn chủ lực, theo kế hoạch đang bí mật áp sát các bàn đạp tiến công. Chỉ thị cụ thể của Bác cho các chiến trường là:
“Kế hoạch phải thật tỉ mỉ
Hợp đồng phải thật ăn khớp
Bí mật phải thật tuyệt đối
Hành động phải thật kiên quyết
Cán bộ phải thật gương mẫu.”
Ngày 29 tháng Chạp ta năm đó 29 là 30 Tết. 6 giờ chiều, nhận được điện của Bộ Chính trị và Trung ương chúc mừng Bác Hồ năm mới.
Tối hôm đó từ Bắc Kinh xa xôi, hai Bác cháu lại ngồi im lặng bên nhau, nghe tin tức, ca nhạc và nghe ngâm thơ Tết, chờ đón giao thừa. Thời gian trôi đi chầm chậm. Tướng Giáp thấy vẻ mặt Bác trầm ngâm đượm buồn. Chắc Bác đang nhớ về đất nước, nhớ chiến sĩ đồng bào, nhớ các cháu thiếu nhi. Từ ngày Bác trở về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, có năm nào Tết đến mà Bác không đến với đồng bào và chiến sĩ đâu… Chỉ có mùa Xuân này Bác phải xa Tổ quốc.
Bác bảo tướng Giáp: “Chú mở cái băng gì vui vui cho Bác nghe với.” Tướng Giáp biết Bác thương nhớ nhất các cháu nhỏ nên đã chọn một băng có nhiều bài hát thiếu nhi mở cho Bác nghe. Khi một giọng hát ngây thơ của một em bé hát bài “Bé bé bồng bông… em đi sơ tán, mai về phố đông”, Bác mỉm cười.
Có tiếng pháo nổ ran tiễn Đinh Mùi đón Mậu Thân. Cùng lúc, từ chiếc đài bán dẫn, lời chúc Tết của Bác Hồ vang lên sang sảng:
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!”
Trong căn phòng vắng chỉ có hai người. Tiếng Bác Hồ ngân vang. Lời Bác Hồ chúc mừng năm mới trong Đài được truyền đi khắp mọi miền đất nước và cả thế giới nữa. Khi Đài đọc xong câu cuối của bài thơ “Tiến lên toàn thắng ắt về ta”, Bác nói khẽ: “Giờ này miền Nam đang nổ súng…”.
Hai người cùng chờ đợi đài phát thanh thông báo về việc mở màn chiến dịch Tết Mậu Thân vào đêm giao thừa (31-1-1968). Sau khi biết tin cuộc tiến công đã diễn ra đúng thời gian đã định, tướng Giáp về nước vào đầu tháng 2-1968 để tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 14.
Sau khi trở về, tướng Giáp trên cương vị tổng tư lệnh tối cao của Các Lực lượng Vũ trang và bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đã chỉ đạo đợt tấn công Tết cũng như Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh. Chiến dịch Mậu Thân làm suy yếu ý chí xâm lược của Mỹ, thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ và trên khắp thế giới. Ai đã đọc “Bác Hồ với Tết Mậu Thân năm ấy”, “Bác Hồ với Tết Mậu Thân 1968”, “Chữ Nhẫn của đại tướng” sẽ thấy những điều này!
Và cả sau này, vai trò của ông cũng hề giảm sút trong phần còn lại của của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bằng chứng là có lần Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo đã chia sẻ “…nếu Chiến dịch Trị Thiên được thực hiện theo kế hoạch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tức vòng qua phía tây Huế, chia lực lượng và hỏa lực đánh vào Vùng Chiến thuật I thì đỡ được biết bao thương vong….” Chưa có lúc nào vai trò của tướng Giáp trong chỉ huy hoạt động quân sự của toàn quân bị phai nhạt!
– Thế nào là phe cánh? Có phải tướng Giáp bị TBT Lê Duẩn dìm hàng?
“Phe cánh” là gì? Là những thế lực trong một nhóm hoặc một tổ chức liên kết lại với nhau nhằm tranh quyền, đoạt lợi cho cá nhân. Tướng Giáp và TBT Lê Duẩn có mưu đồ việc đó không? Câu trả lời là KHÔNG!
Đại tướng 3 lần đề nghị TBT Lê Duẩn chức danh “Bí thư Quân ủy trung ương” thì cả 3 lần TBT Lê Duẩn từ chối. Không những vậy TBT Lê Duẩn đã từng nói rằng: “Anh (tướng Giáp) là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo”. 2 con người ấy có tranh quyền đoạt lợi cho riêng mình hay không? Hẳn sau dẫn chứng trên các bạn đã rõ! Tất nhiên câu trả lời là KHÔNG!
Thâm độc hơn nữa, chúng vì muốn “khẳng định sự chia rẽ trong Đảng Cộng sản và cụ thể là Bộ Chính trị” nên đã đưa ra sự kiện “Xét lại chống Đảng” mang mã số X77 do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp chỉ đạo.
Đến thập niên 1990, các tài liệu do nhà sử học Ilya V. Gaiduk phát hiện tại kho lưu trữ mật của Liên Xô cho thấy trong quãng thời gian này, các nhân viên Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội (có khả năng là có cả một số sĩ quan tình báo) quả thực đã liên lạc với một nhóm nhỏ các nhân vật bất mãn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từng bị giáng chức từ nhiều năm trước đó. Nhóm những người bất mãn này đã yêu cầu Liên Xô can thiệp vào tình hình nội bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Theo Merle L. Pribbenow, miêu tả về nhóm này khá trùng khớp với các nhân vật bị bắt trong vụ án. Việc phát hiện những nhân vật trong nội bộ có liên hệ với tình báo Liên Xô là quá đủ để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện các cuộc bắt giữ nhanh chóng, khi mà một mối nguy về gián điệp và khe hở về an ninh đã lộ diện.
Mặc dù có cả bắt giam, có cả giám sát nhưng sau đó không lâu khi vụ án kết thúc, những người được chứng minh là “oan sai” đã được thả, được hồi phục chức vụ. Minh chứng rõ nhất cho việc này là ngày 13-10-1977, thì có Quyết định số 255 do chính Lê Đức Thọ ký, viết: “Đồng chí Nguyễn Văn Vịnh biết Đặng Kim Giang là phần tử xấu có quan điểm chống lại Nghị quyết 9 của Đảng vẫn quan hệ trao đổi một số quan điểm sai trái về đường lối chống Mỹ, tiết lộ những tin tức cơ mật về quân sự, chính trị với Giang. Giang đã sử dụng những tin ấy để hoạt động chống Đảng và cung cấp cho người nước ngoài. Nhưng tác hại không lớn. Đồng chí Vịnh không có quan hệ về tổ chức và hành động với nhóm chống Đảng của Đặng Kim Giang và không biết Giang hoạt động chống Đảng có tổ chức như sai lầm của 3 ủy viên Trung ương: Ung Văn Khiêm, Lê Liêm, Bùi Công Trừng”.
Như vây, có thể thấy rằng vụ án X77 tiến hành theo đúng nguyên tắc làm việc của an ninh, tình báo nội địa. Nó chỉ rõ ai oan sai, ai không. Vụ án này xảy ra vào năm 1967 nhưng sau đó năm 1968 tướng Giáp vẫn tham gia chỉ huy chiến dịch Mậu Thân và sau đó vẫn đảm nhiệm cương vị Tổng tư lệnh chỉ đạo toàn quân những năm còn lại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nếu có phe cánh, nếu TBT Lê Duẩn “dìm hàng”, chèn ép tướng Giáp thì liệu rằng chức vụ Tổng Tư lệnh Quân đội có còn đặt lên vai tướng Giáp, “người anh cả” của Quân đội Nhân dân” hay không?
– Và một vấn đề cuối cùng
Sáng 7-4-1975, Tướng Giáp đã cho đánh đi bức điện lịch sử gửi các đơn vị tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”. Tuy nhiên, phương châm đầy đủ của chiến dịch mùa Xuân 1975 sau khi xuất hiện thời cơ chiến lược là: THẦN TỐC – TÁO BẠO – BẤT NGỜ – CHẮC THẮNG còn bức điện “khẩn” của Đại tướng chỉ có 2 yếu tố là “thần tốc và táo bạo” và không nói cụ thể mục tiêu, phương pháp.
Tại sao lại như vậy? Phải chăng tướng Giáp không hiểu tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị đối với Chiến dịch? Câu trả lời là KHÔNG! Muốn biết tại sao lại thế thì đòi hỏi chúng ta phải nắm được bản chất điện thư đó là gì, hành động gửi điện thư của tướng Giáp cho mặt trận có ý nghĩa như thế nào và phương pháp chỉ huy cấp cao đối với chiến dịch như ra sao.
Phải hiểu rõ đó không phải là mật thư mà đơn thuần là biện pháp của “người anh cả” nhằm khích lệ tất cả cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch. 2 yếu tố THẦN TỐC – TÁO BẠO thể hiện điều đó. Đó là lời động viên với mọi người lính phải cố gắng hơn nữa, vượt hơn cả sự “có thể” của bản thân, không nề hà hi sinh, gian khổ để biến những điều không thể thành có thể. Ngoài ra không còn một mục đích gì khác mang tính chỉ huy. 2 yếu tố BẤT NGỜ – CHẮC THẮNG là yêu cầu và tư tưởng chỉ đạo đối với những người chỉ huy trực tiếp ở mặt trận chứ không phải với toàn bộ cán bộ, chiến sĩ. Nên nhớ chỉ huy chiến dịch không phải chỉ dùng điện thư mà để kịp thời, nhanh chóng phải sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến và hữu tuyến điện cực kỳ phức tạp. Mọi báo cáo và mệnh lệnh phải được truyền qua hệ thống đó mới bảo đảm tính kịp thời, chính xác chứ không thể chỉ sử dụng điện thư. Vấn đề này có lẽ chỉ cần ngắn gọn như vậy là mọi người hiểu!
——-
Trên đây là một số phân tích, dẫn chứng đã được logic hóa của người viết. Mặc dù còn nhiều vấn đề muốn nói, muốn viết thêm nhưng sợ rằng khi nói về 2 con người của lịch sử, 2 chân kiềng vững chắc của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thì bao nhiêu cũng không đủ. Mong rằng những nội dung trên đây có thể đem đến cho những người yêu nước một “vũ khí” nhỏ nhưng hữu ích trong việc đấu tranh, vạch trần âm mưu thâm độc của các thế lực phản động. Trân trọng!
— Chính Hồng Kỳ —
Nguồn: Cùng troll phản động