CHUYỆN GÌ XẢY RA NGOÀI BIỂN ĐÔNG ?
(Bài của Bùi Thanh, Tổng thư ký báo Tuổi Trẻ)
Bãi Tư Chính (thềm lục địa VN) bị tàu Trung Quốc xâm chiếm ?
Lực lượng hải quân trên nhà giàn DK1 bị uy hiếp và tấn công ? Dồn dập fake news trên facebook.
Không có chuyện đó ! Tin nhắn hàng giờ từ DK1 khơi xa vào điện thoại của tôi: anh em OK, Dk1 vẫn OK anh ơi ! Xin gửi lời chào đất liền !
Thế quái gì xảy ra ?
Kẻ lạ mặt không mời mà đến và mò vào vùng đặc quyền kinh tế VN (EEZ VN) trên biển Đông , đó là Haiyang Dizhi 8- tàu thăm dò địa chấn của Trung Quốc. Nó xuất hiện và tiến hành hoạt động thăm dò địa chất từ ngày 3/7 trên vùng biển phía tây đảo Trường Sa, thuộc vùng EEZ của VN. Mọi hoạt động của tàu Hải Dương địa chấn 8 và các tàu bảo vệ được giám sát chặt bởi các lực lượng chấp pháp trên biển của VN. Và cả GS Ryan Martinson, người chyên theo dõi diễn biến biển Đông thuộc US Naval War College (Mỹ).
Ryan Martinson đã đưa lên mạng twitter hành trình chi tiết của Haiyng Dizhi 8 và các con hải giám bảo vệ, cùng các tàu kiểm ngư VN bám chặt theo là KN-272 và KN-468. Thông tin này được một số fbker VN rất quan tâm tình hình biển Đông như Duan Dang và Song Phan chú ý và cập nhật lên FB của mình, với những chú giải chính xác về vị trí.
Tờ SCMP (Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hongkong) cũng đã chộp lấy và với nghệ thuật “nghe hơi nồi chỏ” từ phòng máy lạnh của mình, SCMP đã có bài tường thuật diễn biến rất hongkong. SCMP đã copy nội dung và hình ảnh vệ tinh trên twitter của gs Ryan Martingson. Tuy nhiên do không đối chiếu hình ảnh vệ tinh đó với bản đồ biển Đông, nên đã sai lạc nghiêm trọng về địa điểm: bãi Tư Chính !
Và đây là lý do chiều nay 13/7 đã xuất hiện thông tin bãi Tư Chính ( nơi có các nhà giàn DK1) bị uy hiếp và tấn công. Nhiều trang mạng nước ngoài đã dẫn lại theo SCMP, như một nguồn duy nhất, thậm chí chiều 13/7 nhiều trang mạng và fb VN đã đẩy lên thành cuộc xung đột dữ dội tại lô dầu khí 136 thuộc bãi Tư Chính (!) Hoàn toàn thất thiệt !
Thực tế Haiyang Dizhi 8 đã tiến hành hoạt động thăm dò địa chấn tại vùng biển phía tây Trường Sa . Tại sao ? Đây mới là vấn đề. Đây là vị trí của các lô dầu khí hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh của VN (EEZ). Tuy nhiên, theo Reuters, vài ngày trước đó, ngày 27/6 tập đoàn dầu khí Trung Quốc đã phát đi thông báo mời thầu nhiều lô dầu khí, trong đó có nhiều lô ngoài khơi VN. Lộ trình thăm dò của Haiyang Dizhi 8, từ lô 130 đến lô 156 trùng khớp với những lô dầu khí mà CNOOC đã từng mời thầu trước đây.
Hiểu rồi !
Xin nhắc lại, tòa án PCA đã phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, điều này có nghĩa họ không có quyền gì đối với tài nguyên biển thuộc EEZ của quốc gia khác, trong đó có VN.
Mà phán quyết đó chỉ mới 3 năm thôi, ngày 12/7/2016.
(Các ảnh chụp lộ trình của Haiyang Dizhi 8: của Ryan Martingson và Song Phan)