Được biết đến là một trong số những nhà dân chủ Hà Nội vẫn còn chưa bị sờ gáy mặc dù nhiều đồng đảng đã nhập kho. Nguyễn Tường Thuỵ đã thể hiện được sự tháu cáy và gian manh của mình. Thuy luôn biết lo trước cái lo của thiên hạ và chính điều này nên Thuỵ như đỉa phải vôi trước những chủ trương, quyết sách lớn của thế chế, nhà nước…
Nguyễn Tường Thuỵ có bản mặt của một tên lưu manh thực thụ (Nguồn: FB).
Và mới đây, cũng chính bằng vai của một dân chủ gia thực thụ, nhà dân chủ Hà Nội này đã lên tiếng chỉ trích không thương tiếc đối với phát biểu của một nhà lãnh đạo ĐCS VN là ông Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản VN.
Thuỵ mặc dù không sỗ sàng, thô lỗ như những kẻ vô học khác mà luôn tỏ ra mình có học, thậm chí có lí luận. Do vậy để công kích phát biểu của nhà lãnh đạo ĐCS VN Võ Văn Thưởng xung quanh bài phát biểu hội nghị báo cáo viên các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc T.Ư tháng 7. Thuỵ đã bám và dùng thủ thuật chẻ chữ để nêu vấn đề.
Thuỵ nói rằng: “Giọng của Võ Văn Thưởng lần này có vẻ cay cú, bi đát chứ không như 2 năm trước đây. Ngày 18/5/2017, bàn về việc trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đảng, Võ Văn Thưởng nói khá tự tin: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”
Từ chỗ không sợ tranh luận đến chỗ đòi hạn chế Internet, Võ Văn Thưởng đã đi một bước khá dài về độc tài hóa tư tưởng. Từ chỗ muốn “cọ xát và tranh luận”, Võ Văn Thưởng đi đến không muốn nghe ý kiến trái chiều (ở trên các làn thông tin mà Võ Văn Thưởng muốn hạn chế).”
Thực tế hạn chế cái này sẽ ảnh hưởng tới cái kia. Hanjchees Internet, nghĩa là dùng các biện pháp để ngăn chặn sự tự do, bừa bãi trong sử dụng internet đương nhiên sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới nhân quyền và tự do ngôn luận. Song, cần biết và thấy rằng nếu nhìn sự việc dưới góc độ tích cực cả từ việc hạn chế thì chúng ta sẽ thấy điều đó nên làm và nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới nhân quyền, tự do ngôn luận…
Theo đó, cũng giống như những trò chơi, sử dụng Internet dù phẳng và ít bị chi phối bởi những quy định nhưng nó không có nghĩa là nó hoàn toàn tự do. Những quy định được thiết lập ở đây không ngăn cấm ai đó thể hiện điều gì đó được luật pháp Quốc tế và sở tại cho phép. Nó chỉ điều chỉnh cái gì đó đi ngược lại đạo đức, thuần phong mỹ tục và đương nhiên cả pháp luật… Hay nói cách khác, tự thân nó hướng tới những điều tốt đẹp nhất, loại bỏ những sự thiếu tích cực và nói đúng hơn là lạm dụng internet vào những mục đích, động cơ xấu.
Và một khi sự hạn chế đó không tác động ngược lại đối với những giá trị tích cực thì biện chứng mà nói nó chẳng thể ảnh hưởng tới nhân quyền hay tự do ngôn luận.
Đó cũng là sự biện chứng trong nội dung phát biểu của ông Võ Văn Thưởng.
Câu hỏi đặt ra ở đây là ông Thuỵ có nhận thức được điều này không? thì xin thưa là có, chẳng qua ông này đang giả ngu để đơm đặt và bày trò công kích mà thôi. Chỉ có điều ngay đến cái khổ nhục kế này Nguyễn Tường Thuỵ còn hơi vụng về. Ông hướng lái dư luận sang hướng khác mà không hay rằng, với những chuyện thế này để tìm hiểu thực hư họ sẽ không dễ dàng gì tiếp cận qua những bình luận có tính trung gian. Họ (dư luận) sẽ cố công tìm ra cho được bản phát biểu gốc của ông Thưởng từ đó mới nhìn nhận, đánh giá vấn đề.
Có như thế dư luận mới không bị những kẻ như Nguyễn Tường Thuỵ dắt mũi bởi những điều không đâu…
An Chiến
Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)