Trang chủ Luận bàn - Phản biện Việt Nam Chỉ Trích Báo Cáo Tự Do Tôn Giáo Của Mỹ

Việt Nam Chỉ Trích Báo Cáo Tự Do Tôn Giáo Của Mỹ

179
0

Đánh giá bản Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chiều ngày 4/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng chỉ trích và nêu rõ: Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, không ngừng hoàn thiện trong hệ thống pháp luật, chính sách về tín ngưỡng của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.

Việt Nam Chỉ Trích Báo Cáo Tự Do Tôn Giáo Của Mỹ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Trước đó, không hiểu vì lý do gì mà vào ngày 29/4/2019, Uỷ hội Quốc tế Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Thế giới đã công bố báo cáo tự do tôn giáo và cho rằng Việt Nam vẫn là một nước “thiếu tự do tôn giáo và cần phải được đưa trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo CPC”. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã từng đưa Việt Nam vào danh sách này trước khi rút Việt Nam khỏi danh sách vào năm 2006.

Rõ ràng đây chỉ là đánh giá 1 chiều khi mà trong tổng số hơn 90 triệu người dân Việt Nam thì có tới hơn 95% người có đời sống tín ngưỡng, trong đó có trên 24 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau (chiếm khoảng 27% dân số), thuộc 38 tổ chức tôn giáo. Cả nước có gần 53.000 chức sắc, 133.700 chức việc tôn giáo và khoảng 27.900 cơ sở thờ tự. Các ngày lễ tôn giáo lớn như Lễ Giáng sinh của đạo Công giáo, Lễ Phật đản của Phật giáo… đều được tổ chức trọng thể theo các nghi lễ tôn giáo, hànng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Các tôn giáo lớn hiện nay xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và có nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra sôi động.

Thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt, việc thông qua luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định hướng dẫn thi hành luật Tín ngưỡng, tôn giáo; sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân… được bảo đảm, với hàng nghìn lễ hội, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm.

Việt Nam còn được bạn bè quốc tế biết đến là quốc gia đăng cai tổ chức thành công nhiều sự kiện tôn giáo quốc tế lớn như Kỷ niệm 500 năm Cải chánh Tin Lành (2017) và lần thứ ba tổ chức Đại Lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak (2019).

Khó có một quốc gia nào đa tôn giáo mà không có xung đột giữa các tôn giáo và giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo như Việt Nam. Điều này chứng tỏ chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Tuy nhiên, nhiều đối tượng đã lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và niềm tin tôn giáo để kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện, biểu tình. Đồng thời, vu cáo chính quyền ta đàn áp tôn giáo khi tiến hành xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật liên quan đến tôn giáo. Điều này tạo cái cớ để các tổ chức quốc tế lợi dụng để can thiệp và vu cáo tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Đây không phải lần đầu mà Uỷ hội Quốc tế Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Thế giới vu cáo tình hình tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam. Với những lý lẽ thiếu khách quan, trung thực mà bản báo cáo lần này đưa ra thì phía Hoa Kỳ cần phải xem xét lại khi nhìn nhận về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, tránh tình trạng chủ quan, phiến diện gây ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây