Trang chủ Loa Phường Giới “dân chửi” định học điều gì từ đợt biểu tình ở...

Giới “dân chửi” định học điều gì từ đợt biểu tình ở Hong Kong?

190
0

Nhân đợt biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ ở Hong Kong, diễn ra trong tháng 06/2019, các nhà “dân chửi” đã tranh luận về tầm quan trọng của tính tổ chức đối với các phong trào biểu tình. Một số người tiếp tục viết rằng Hong Kong biểu tình thành công nhờ “chiến thuật mới”, trong đó người biểu tình tập hợp nhờ mạng xã hội thay vì một Ban Tổ chức hoặc lãnh đạo trung tâm. Ngược hẳn với ý kiến trên, Vũ Đông Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Gia Kiểng, Mai V. Phạm và Lương Thị Huyền tuyên truyền rằng đợt biểu tình này thắng lợi nhờ “có tổ chức”.

Giới “dân chửi” định học điều gì từ đợt biểu tình ở Hong Kong?

Trong 5 người vừa nêu, Vũ Đông Hà viết bài có đầy đủ dữ kiện nhất. Hà cho biết phong trào biểu tình ở Hong Kong đã được đặt nền tảng từ 17 năm trước, khi 48 tổ chức dân sự của đặc khu này liên kết thành “Mặt trận Dân quyền và Nhân quyền” (Civil Human Rights Front) vào năm 2002. Chính “Mặt trận Dân quyền và Nhân quyền” đã quyết định các yêu sách, kế hoạch, ban tổ chức ngầm ẩn và các gương mặt lãnh đạo công khai của phong trào biểu tình đòi quyền bầu cử phổ quát ở Hong Kong. Joshua Wong chỉ là một trong những thiếu niên “trưởng thành” nhờ các phong trào mà Mặt trận phát động, cũng như nhờ các khoản hỗ trợ về giáo dục, tổ chức, truyền thông… mà Mặt trận cung cấp.

Một bài viết đáng chú ý khác đến từ Lương Thị Huyền. Huyền viết rằng nhờ hệ thống tư pháp kiểu Anh, dân Hong Kong đã được hưởng một “không gian an toàn cho việc đấu tranh dân chủ”, trong khi giới chống đối Việt Nam chưa được hưởng điều đó. Vì vậy, Huyền đề nghị giới chống đối thực hiện 4 bước trong “Đề án Dân quyền Việt Nam” của tổ chức BPSOS, để thiết lập cho mình một “không gian an toàn”. Bước 1, là “Mở không gian an toàn” cho mỗi tổ chức chống đối, bằng cách cho nhân sự của các tổ chức này tham gia khóa huấn luyện của BPSOS về luật Việt Nam, luật quốc tế, và cách báo cáo các vi phạm nhân quyền theo thể thức và tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc. Bước 2, là “Tăng lực” cho tổ chức, bằng cách cấp thêm cho nhân sự nòng cốt các khóa đào tạo về cách tổ chức, điều hành, các phương tiện vật chất, và các quan hệ với quốc tế. Bước 3, là “Tăng thế” cho tổ chức, bằng cách kết nối các tổ chức vào mạng lưới của BPSOS, để mỗi lần một tổ chức “lâm nạn” thì các tổ chức khác sẽ đồng loạt “quây lại hỗ trợ” và báo cáo với nước ngoài. Bước 4, là “Tự vận hành”, trong đó mỗi tổ chức tự phát triển số lượng thành viên, tự quan hệ với một “nhóm kết nghĩa” ở hải ngoại mà BPSOS giới thiệu, tự quan hệ với quốc tế.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 nhận xét.

Thứ nhất, nếu Vũ Đông Hà viết không sai, thì Joshua Wong và đồng đội không phải là “thần đồng chính trị”, “thể hiện trình độ nhận thức cao của người dân Hong Kong”, như giới “dân chửi” đang tuyên truyền. Họ chỉ là lứa “gà nòi” trẻ, được một lực lượng chính trị nuôi làm “nhân vật công chúng” để điều khiển đám đông. Vì sao lực lượng đó không đẩy những lãnh đạo thật của họ lên tiền tuyến của phong trào biểu tình, mà lại dùng những thanh thiếu niên vừa thiếu kinh nghiệm sống, vừa dễ được xã hội thương cảm? Đây là điều mà giới “dân chửi” Việt Nam nên tự hỏi.

Thứ hai, “Đề án Dân quyền Việt Nam” của BPSOS có 4 bước, thì 3 bước xoay quanh chuyện học cách xin tiền nước ngoài, báo cáo với nước ngoài, liên kết với nước ngoài. Nó khiến cả mục đích, kế hoạch hành động, lẫn sự sống còn của các tổ chức “dân chửi” ở Việt Nam gắn chặt với nước ngoài, thay vì với sự tham gia của người dân trong nước. Dường như nó làm tăng sự hiện diện của nước ngoài, hơn là của người dân, trong sinh hoạt chính trị – xã hội ở Việt Nam. Chừng nào giới “dân chửi” chưa dứt ra khỏi bầu sữa của nước ngoài, chừng đó họ còn thiếu tư cách để tự xưng là “dân chủ”, “xã hội dân sự độc lập”, hay “phong trào yêu nước”.

Loa Phường

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây