Trang chủ Luận bàn - Phản biện Giáo Hoàng Pius XII Từng Đề Nghị Mỹ Thả Bom Nguyên Tử...

Giáo Hoàng Pius XII Từng Đề Nghị Mỹ Thả Bom Nguyên Tử Xuống Điện Biên Phủ

425
0

Bài để tham khảo, được chép từ: Tôn giáo & Đối thoại

Giáo hoàng Pius XII có yêu mến giáo hội Việt Nam ?

(TG&DT) – Giáo hoàng Pius XII vận động và đề nghị chính phủ Mỹ thả từ 1 đến 6 quả bom nguyên tử xuống Bắc Việt để giải cứu quân đội Pháp đang bị quân đội Việt Minh bao vây tại trận Điện biên phủ, năm 1954. Hành động nầy của Giáo hoàng không thể nói là đúng được [Hồng Y Spellman và Giáo Hoàng Pius XII vận động chính quyền Mỹ bỏ bom nguyên tử lên đầu quân Việt Minh năm 1954. Trái bom nguyên tử dự định dùng có sức công phá bằng 3 lần trái bomb ở Hiroshima

Ki tô, Cơ đốc và Thiên chúa giáo (Christianity) có chung một điểm là thờ ‘Thần trời (God), thường gọi là Chúa Trời, hay Thượng Đế. Cơ Đốc gồm có Công Giáo, Chính Thống và Phản Thệ Giáo (thường gọi là Tin Lành). Tất cả ba tôn giáo nầy cũng tin Ngài Giê-su là Chúa cứu thế. Bài nầy chỉ viết về Công Giáo (Kitô giáo) mà thôi.

Hai chữ Công Giáo bắt nguồn từ chữ Catholicism, cũng chỉ là một tên gọi chứ không có nghĩa là đạo Công (cọng) hay đạo Tư như một số người muốn cố ý. Giáo chủ là Ngài Giê-su, người Do Thái. Tương truyền, bà Maria, đã có chồng là ông Joseph, nhưng Chúa thánh thần phủ lên bà mà thụ thai, chứ không phải do chồng là ông Joseph. Theo Thánh Kinh thì bà có thêm mấy người con nữa, nhưng vẫn được xem như là đồng trinh (vô nhiễm nguyên tội).

Ngài Giê-su sinh và sống vào thế kỷ thứ nhất, khởi đầu có 12 tông đồ. Phêrô là tông đồ trưởng. Ông bị kết tội là âm mưu phản lại La Mã nên bị đóng đinh chết trên cây hình chữ thập. Về sau được gọi là cây Thánh giá do lệnh của Hoàng đế Constantine (272-337).

Thời sơ khai, Kito giáo sinh hoạt trong nước Do thái nhưng bị dân kỳ thị và chính quyền đàn áp. Tuy vậy, dần dần giới quý tộc theo Kitô giáo nên đã làm thay đổi vị trí của tôn giáo nầy trong xã hội. Sự hình thành của đạo Công giáo sau nầy, từ Kitô giáo của Do thái, không thể bỏ qua vai trò của hoàng đế Constantine; nếu không có ông thì hình thái và tổ chức…của Công giáo có thể rất khác với những gì mà chúng ta có ngày nay. Bài nầy sẽ trình bày một số các sự kiện đó. 

Gaius Aurelius valerius Diocletianus (244-311)

Vào thế kỷ thứ 3 đế quốc La mã rất rộng bao gồm từ nước Armenia (gần Nga) đến bắc Phi, từ Đại Tây Dương Hoàng đế Deocletian cai trị. Nhưng vì lãnh thổ quá lớn, nên ông chia thành 4 vùng. Mỗi vùng có Thống đốc cai trị riêng. Lãnh thổ thuộc quyền Constantius Chlorus (bố của Constantine) gồm Anh, Pháp, Tây Ban Nha và một phần đồng bằng sông Rhin (Đức và Bỉ). Sau khi cha (Constantius Chlorus) chết vào tháng 7. 306, các quân sĩ dưới quyền tôn Constantine lên ngôi hoàng đế. Ông lo cũng cố thế lực để thống nhất lãnh thổ. Đa số lính của Constantine là người Công Giáo nên dần dà ông ưu đải người Công giáo. Tháng 2. 313 Constantine cùng đối thủ, Lucinius, ký đạo luật Milan bải bỏ lệnh cấm đạo trên toàn đế quốc. Năm 324, Constantine tiêu giệt đối thủ Lucinius rồi tự xưng là Đại đế.

Giáo Hoàng Pius XII Từng Đề Nghị Mỹ Thả Bom Nguyên Tử Xuống Điện Biên Phủ

Tượng Constantine I tại York, Anh, gần địa điểm ông đăng quang Hoàng đế năm 306

Trong thực tế, ba thế kỷ đầu, đế quốc La mã có đến bốn nhóm Kito giáo đưa ra các giáo điều khác nhau và thường công kích nhau kịch liệt. Năm 325, Constantine gởi thư cho 1800 giám mục trong toàn đế quốc đến họp, gọi là Công đồng Nicaea, nhưng chỉ có 250 người đến dự. Tuy thế, Constantine với vai chủ tọa đã ra lệnh cho tất cả giám mục hiện diện phải thống nhất giáo lý, bất luận đó là giáo lý của phe nhóm nào. Nhưng nếu được đa số giám mục chấp thuận thì đó là giáo lý chung cho tất cả các giáo hội. Kinh Tin Kính được chấp nhận từ đó và gồm các tín điều căn bản của đạo Kitô. 

Trong đó có đoạn “Chúa Giê-su có cùng bản chất với chúa Cha, Người là Thiên Chúa thật bởi Thiên chúa thật” (He is true God of true God). Do đó, có thể nói rằng Constantine là Giáo hoàng của tất cả Giáo hoàng và giáo hội. Triệu tập các Công đồng để giải quyết các khó khăn và tranh chấp của Giáo hội là sáng kiến của Constantine. Trong 2000 năm qua Công giáo La Mã có nhiều Công đồng tương tự như thế. 

Constantine còn biến Rome thành thủ phủ của Kito giáo La mã, chỉ thị các giám mục phải dùng Thập giá là biểu tượng chính thức của Kito giáo, đặt mỗi tuần một ngày nghỉ để thờ phượng là ngày của “thần Mặt trời” (Sunday). Ngày Chủ nhật đầu tiên là 7.3.321. Constantine là tín đồ kiêm Giáo chủ của Đa thần giáo La mã nên ông không cần biết ngài Giê-su sinh ngày nào, và tự ý quyết định chọn ngày sinh của Thần Mặt trời Vạn thắng (The Invincible Sun God) của Đa thần giáo La mã làm ngày sinh của Giê-su. Kỷ niệm ngày sinh nhật (Noel) đầu tiên là ngày 25.12.336. Ông cũng đưa ra qui chế cho các giám mục có vai trò như một nghị sĩ (senator) và được ăn lương và hưởng các quyền lợi trong triều.

Luồn theo chính trị, kinh tế và xã hội của các quốc gia phong kiến Âu châu thời bấy giờ, Kito giáo đã tạo ra những cuộc xung đột đẫm máu với Do thái giáo, với Hồi giáo bằng những cuộc Thập tự chinh. Nội bộ cũng không ổn định nên năm 1054 phân chia thành hai giáo hội: Chính thống giáo ở phía Đông La mã, Công giáo mạnh hơn ở phía Tây La mã. Mấy thế kỷ sau lại phân hóa thêm thành Phản thệ giáo gọi là Tin lành do Martin Luther (người Đức) và John Calvin (người Pháp) khởi xướng.

Giáo Hoàng Pius XII Từng Đề Nghị Mỹ Thả Bom Nguyên Tử Xuống Điện Biên Phủ

John Calvin (1509 – 1564)

Anh quốc cũng sợ sự chi phối của giáo hội Công giáo La mã nên hoàng đế Anh lập ra Anh giáo cũng trong thời kỳ nầy. Hiện nay Kitô giáo có trên 400 giáo phái khác nhau. Các giáo hội lớn là Công giáo, Chính thống, Anh giáo và Tin lành; riêng Tin lành đã có hơn 250 giáo phái. Măc dù cùng thờ một Chúa, nhưng họ thường kình chống nhau kịch liệt, nhất là giữa Công Giáo và Tin lành hoặc giữa Tin lành với nhau.

Tám cuộc gọi là Thánh chiến và Tòa án xử dị giáo (người khác tín ngưỡng) đã giết chết trên cả trăm triệu người. Các phong trào đi chiếm thuộc địa cũng gây tang thương cho nhiều dân tộc.

Giáo lý của Công giáo được chứa trong hai bộ kinh là Cựu ước và Tân ước. Cựu ước được tương truyền là do Chúa đọc cho ông Moses (Mai sen) viết từng chữ từng lời nên không bao giờ sai. Cựu ước của Tin Lành có 39 cuốn, Công giáo có 49 cuốn. Tân ước có 4 cuốn chung cho cả Công giáo và Tin lành. 

“Hội Jesus Seminar” trong đó có nhiều học giả và sử gia danh tiếng, cũng như một số linh mục và giám mục đều cho rằng Tân ước có đến 80% ngụy tạo. Vì thế ngày nay Thánh kinh Tân ước được in thành hai loại mực; đỏ là lời Chúa, đen là ngụy tạo. Tín đồ trước đây bị nghiêm cấp không được phép đọc Thánh kinh, vì trong đó chưa vô số những điều thiếu nhân bản phạm thuần phong mỹ tục, phạm pháp, dạy cướp của giết người v.v..(Xin đọc bài Thánh kinh Cựu ước và Tân ước của Hồng Ngọc, hoặc đọc thẳng Thánh kinh, có bản tiếng Việt). Nhưng dần dần giáo hội cũng khó lòng ngăn cản. Bởi thế, nhiều tín hữu mất niềm tin sau khi đọc Thánh kinh, nhất là dân các quốc gia tân tiến. Vì thế, ngày nay tín đồ tại Âu châu chưa đến 10% đi lễ nhà thờ. 

Tại Pháp, số con chiên đi lễ nhà thờ ngày Chủ nhật chưa đến 5% làm Giáo hoàng rất lo ngại[The Pope, who is concerned about the fact that only five per cent of French Catholics go to Sunday mass. [Theo báo The Telegraph số ra ngày 23.2.2007]. Tại Ý, cuộc thăm dò do ông A. Castegnaro với sự trợ giúp của Hồng y A. Scola cho thấy Hầu hết những người đi lễ nhà thờ là những thành phần ít giáo dục […Alessandro Castegnaro, who conducted the study under the auspices of Cardinal Angelo Scola. “The people most likely to overstate their religious practice are the people with the least education”].

Các điều răn và luật

– 12 tín điều trong kinh Tin kính,

– 10 điều răn của Chúa,

– 6 điều răn của Hội thánh,

– 7 phép bí tích như sau:

1. Bí tích rửa tội.

2. Bí tích thêm sức.

3. Bí tích ăn bánh thánh: tượng trưng ăn thịt và uống máu Chúa để được giống Chúa.

4. Bí tích giải tội: Thường là có linh mục ngồi tòa giải tội cho con chiên trong buổi lễ.

5. Bí tích truyền chức thánh: chỉ dành cho giám mục và linh mục.

6. Bí tích hôn phối.

7. Bí tích xức dầu thánh. 

Mười điều răn

1. Phải thờ kính Thiên Chúa trên tất cả.

2. Không được làm những việc phàm tục,

3. Dành ngày Chủ Nhật để thờ phụng Chúa

4. Thảo kính cha mẹ.

5. Không được giết người.

6. Không được dâm dục.

7. Không được tham lam.

8. Không được làm chứng dối

9. Không được ham muốn vợ chồng người khác.

10. Không được ham của cải trái lý.

Tổ chức của Công giáo

Cơ quan tối cao là Toà thánh Vatican, do Giáo hoàng lãnh đạo, dưới là đoàn Hồng y do Giáo hoàng bổ nhiệm. Dưới Hồng y là Giám mục, Linh mục. Linh mục “Triều” là những linh mục theo đơn vị hành chính, linh mục “Dòng” là linh mục chuyên môn có nhiệm vụ chăm sóc giáo dân. 

Tóm lại, ngài Giê-su người Do thái là giáo chủ của đạo Công giáo và được hiểu như là Tam vị nhất thể. Có nghĩ là Ngài vừa là chúa Cha, là chúa Con và cũng là chúa Thánh thần. Ngày nay giáo hội Công giáo khác biệt rất nhiều với các thế kỷ đầu; những thế kỷ đầy bất ổn và chết chóc đẫm máu vì cuồng tín, ngay cả với những người cùng học một giáo thư và cùng thờ một Chúa.

Giáo hoàng thay mặt Chúa để dắt dẫn tín đồ. Giáo hoàng cũng được hiểu là không bao giờ sai lầm vì có sự soi sáng của Chúa. Tuy nhiên trên thực tế cũng chưa hoàn toàn đúng. Vì như Giáo hoàng Pius XII vận động và đề nghị chính phủ Mỹ thả từ 1 đến 6 quả bom nguyên tử xuống Bắc Việt để giải cứu quân đội Pháp đang bị quân đội Việt Minh bao vây tại trận Điện biên phủ, năm 1954. Hành động nầy của Giáo hoàng không thể nói là đúng được [Hồng Y Spellman và Giáo Hoàng Pius XII vận động chính quyền Mỹ bỏ bom nguyên tử lên đầu quân Việt Minh năm 1954. Trái bom nguyên tử dự định dùng có sức công phá bằng 3 lần trái bomb ở Hiroshima http://www.mosquitonet.com/%7Eprewett/vietwhygo.html. Bản dịch của chương 9 The Pius-Spellman-Dulles Secret Scheme Chapter 9 Kế Hoạch Bí Mật của Pius – Spellman – Dulles. Theo Wikipedia].

Hồng y Spellman và Giáo hoàng Pius XII

Hành động nầy của Giáo hoàng làm thương tổn uy tín của Giáo hội Công giáo Việt Nam không ít. Và nếu chính phủ Mỹ đồng ý thả bom Nguyên tử xuống bắc Việt thì có ít nhất là hằng triệu người chết và bị thương trong đó có nhiều giáo dân, và rõ ràng đây là hành động “thể hiện” sự công bình, bác ái mà Giáo hoàng “ưu ái” dành cho dân tộc này, cho cả Giáo hội Công giáo Việt Nam?

Hồng Ngọc 

Hạ bút ngày 4.4.2011

Tài liệu tham khảo:

1. Wikipedia.

2. Charlie Nguyễn, “Thực chất đạo công giáo và các đạo chúa”, Giao điểm xuất bản, 2003.

3. Hà Lê,“Những vấn đề cơ bản về Công giáo” (Từ điển bách khoa mở).

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây