Trang chủ Loa Phường Lấy biểu tình để bảo vệ dân, hay lấy dân để nuôi...

Lấy biểu tình để bảo vệ dân, hay lấy dân để nuôi biểu tình?

150
0

Khi bàn về trách nhiệm và hành động cụ thể của mỗi người Việt Nam trước các xung đột ở Hong Kong trong tháng 06/2019, các nhà “dân chửi” đồng thuận rằng người Việt Nam có trách nhiệm ủng hộ và học tập và học tập người biểu tình Hong Kong. Chẳng hạn, Phạm Đoan Trang viết bài có nhan đề “Nếu là người tiến bộ, phải ủng hộ Hong Kong chống dự luật dẫn độ”. Nhiều nhà “dân chửi” phàn nàn về việc người Việt Nam không có ý thức về nhân quyền, không quan tâm đến chính trị, chỉ xuống đường để cổ vũ bóng đá chứ không biểu tình…

Lấy biểu tình để bảo vệ dân, hay lấy dân để nuôi biểu tình?

Tuy nhiên, khi bàn về lý do thành công của đợt biểu tình ở Hong Kong và các bài học cần rút ra, họ lại tranh luận trên ít nhất 3 vấn đề – là trách nhiệm của các thế hệ, vai trò của các tầng lớp, và tầm quan trọng của tính tổ chức.

Cụ thể, trong vấn đề thứ nhất, là trách nhiệm của các thế hệ, nhiều gương mặt chống đối có tuổi phàn nàn rằng thanh thiếu niên Việt Nam chỉ quan tâm đến chuyện làm giàu, yêu đương, ăn chơi, hưởng lạc; không quan tâm đến chính trị, nhân quyền, biểu tình… Họ chê giới trẻ Việt Nam “hèn nhát”, “vô cảm”, và đặt những câu hỏi có tính trách móc như “Bao giờ Việt Nam được như Hongkong?”, “Bao giờ Việt Nam có một Joshua Wong?”… Đáp lại, cánh trẻ hơn viết rằng Joshua Wong mà sinh ở Việt Nam thì cũng bị cô lập, tẩy chay, đuổi học hoặc đi tù sớm; và cánh già không có quyền trách cánh trẻ khi họ không dám đẩy con cháu của chính mình vào tình huống như vậy. Lương Thị Huyền viết rằng giới trẻ Hong Kong được thừa hưởng hệ thống chính trị và giáo dục do thực dân Anh để lại, nên có “truyền thống dân chủ” và “dân trí” cao hơn giới trẻ Việt Nam. Vì vậy, nếu cánh già muốn Việt Nam có Joshua Wong, họ phải bắt đầu “khai dân trí” để đặt những nền tảng tri thức cho con cháu mình, thay vì chỉ quy trách nhiệm cho cánh trẻ.

Trong vấn đề thứ hai, là tầm quan trọng của các tầng lớp, đa số giới chống đối ca ngợi sự tham gia của lớp học sinh, sinh viên. Trong khi đó, An Viên (VNTB) tóm tắt một bài viết trên Bloomberg, để khẳng rằng đợt biểu tình mới ở Hong Kong thắng lợi nhờ sự hỗ trợ của giới doanh nghiệp và nguy cơ thiệt hại tài chính của Trung Quốc. Cụ thể, nếu năm 2014, Phòng Thương Mại Hong Kong và một số phòng thương mại nước ngoài đã phản đối kế hoạch biểu tình chiếm khu trung tâm thương mại Central, thì năm 2019, khoảng vài trăm doanh nghiệp, bao gồm cả một số doanh nghiệp lớn, đã hỗ trợ phong trào bằng cách ngừng kinh doanh hoặc linh hoạt hóa giờ làm, để nhân viên có quyền đi biểu tình. Vì Hong Kong là trung tâm thương mại – tài chính nối Trung Quốc với thế giới, chính phủ Trung Quốc buộc phải nhượng bộ để tránh gia tăng thiện hại trong xung đột thương mại với Mỹ. Từ đó, An Viên nhận định rằng Việt Nam chỉ có biểu tình lớn như Hong Kong khi rơi sâu vào khủng hoảng kinh tế, khiến giới kinh doanh ủng hộ biểu tình.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.

Thứ nhất, công dụng của mọi nhà nước là đảm bảo một cuộc sống an toàn, thịnh vượng, hạnh phúc, với cơ hội phát triển cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho người dân. Như vậy, chừng nào thanh niên Việt Nam còn có cơ hội để làm giàu, vui sống và yêu thương nhau, thì khi đó Nhà nước Việt Nam vẫn còn rất hữu dụng, và việc biểu tình để lật đổ Nhà nước còn chưa cần thiết. Giới trẻ Việt Nam có lý khi chọn cuộc sống đó, thay vì chọn cảnh bạo loạn, nội chiến, đói nghèo, ngoại thuộc như sau các cuộc “cách mạng đường phố” ở Libya, Syria. Còn anh em “dân chửi” thì khá vô lý, khi công kích giới trẻ chỉ vì họ tỉnh táo, không bị sự hằn học của anh em kích động.

Thứ hai, trong vụ việc này, giới “dân chửi” đã thể hiện rõ rằng họ không xuất phát từ “lòng dân”, cũng không bảo vệ lợi ích của nhân dân. Nếu họ xuất phát từ “lòng dân”, họ đã không tức tối khi thấy thanh niên Việt Nam có cách sống và quan điểm khác họ. Nếu họ bảo vệ lợi ích của nhân dân, họ đã bảo vệ, thay vì chống lại, cơ hội để làm giàu và vui sống của giới trẻ Việt Nam, và đã không mong Việt Nam rơi sâu vào khủng hoảng kinh tế để có biểu tình.

Có lẽ giới “dân chửi” nên đối diện với một thực tế, rằng phong trào của họ không xuất phát từ người dân. Nó chỉ xuất phát từ các bi kịch hoặc tham vọng cá nhân của họ, và từ tiền của Mỹ.

Loa Phường

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây