Quyền được tiếp cận với thông tin là một trong những quyền cơ bản của công dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam ghi nhận quyền này trong hệ thống pháp luật và luôn chú trọng nhằm tạo các điều kiện để người dân thực hiện được quền này của mình. Biểu hiện dễ dàng nhất có thể nhận thấy đó là việc ở Việt Nam có rất nhiều các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử, các cổng, trang thông tin điện tử) được cấp phép được hoat động với mục đích cung cấp các thông tin về mọi mặt đời sống xã hội, tình hình kinh tế, chính trị của không những trong mà còn cả ngoài đất nước, khu vực và trên thế giới để người dân cập nhật các tin tức.
Hay việc các chính sách, các luật được xây dựng phục vụ đời sống của nhân dân trước khi được thông qua, ban hành đều được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân đóng góp ý kiến để hoàn thiện. Mặt khác, để đảm bảo quyền được tiếp cận các thông tin của người dân, Đảng và Nhà nước đã xây dựng một hành lang pháp lý đó chính là hệ thống các luật, văn bản dưới luật như: Luật Báo chí 2016; Luật Tiếp cận thông tin 2016; Luật An ninh mạng 2018; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”…
Thế nhưng thời gian vừa qua, các thế lực thù địch, phản động đã cố tình bóp méo, xuyên tạc sự thật về việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị nói chung và quyền tiếp cận thông tin nói riêng ở Việt Nam. Trên một số trang mạng thiếu thiện chí có kẻ cho rằng Việt Nam “bóp nghẹt”, “bưng bít” thông tin; “cản trở các quyền tự do biểu đạt, chính kiến và ngôn luận”… của người dân. Thậm chí trên trang mạng của RFA còn hồ đồ phán rằng: “bưng bít thông tin là nguyên tắc của Chính phủ Việt Nam…”. Có thể thấy, giọng điệu trên là bịa đặt vô căn cứ, trắng trợn xuyên tạc, lộ rõ ý đồ, động cơ chính trị không trong sáng đối với Việt Nam.
Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin và tiếp cận thông tin trong một số trường hợp, phù hợp với Công ước quốc tế. Những trường hợp mà một vài trang mạng dẫn ra để nói rằng Việt Nam vi phạm quyền tự do thông tin, thực chất đó chính là các đối tượng lợi dụng chính quyền tự do thông tin để xâm phạm đến lợi ích của cả cộng đồng nhằm hướng tới những mục đích cá nhân của họ. Những hành vi đó chắc chắn cần phải bị xử lý, những đối tượng đó cần thiết phải có các hình thức cảnh cáo – đó là một việc làm cần thiết nhằm quyền được thực hiện đúng và quyền sẽ đi liền với nghĩa vụ.
NGẠO