Cái tin nhà giáo Phạm Toàn (sinh ngày 1/7/1932, quê quán Đông Anh, Hà Nội, là một nhà giáo, nhà văn (bút danh Châu Diên), dịch giả, hướng đạo sinh thế hệ đầu tiên) qua đời vào lúc 6h40 ngày 26/6/2019 được nhiều người loan báo. Đa phần đều dành cho nhà giáo quá cố này sự trân trọng và biết ơn đối với những đóng góp của ông cho nền giáo dục nước nhà.
Theo tin từ nhiều nguồn, cố nhà giáo Phạm Toàn ra đi sau người vợ (bà Nguyễn Hồng Oanh) 1 năm và ngày giỗ của ông sát ngày giỗ của bà Nguyễn Hồng Oanh 1 ngày. Bà Oanh mất ngày 27/6/2018.
Sẽ không có nhiều chuyện để nói nếu như đám rận sỹ không lợi dụng cơ hội này để quảng bá về mình hoặc chí ít thì cũng hướng lái đôi điều xung quanh cố nhà giáo này.
Viết trên Fb cá nhân, ngoài dẫn lại thông tin từ Phạm Đoan Trang về sự ra đi của cố nhà giáo này và cho biết: “Theo tin từ Phạm Đoan Trang, thầy Phạm Toàn đã mất vào 6.40 sáng 26/6/2019 (24/5 âm lịch).
Đau buồn quá! Như vậy, thầy ra đi sau vợ thầy 1 năm và ngày giỗ của thầy sát ngày giỗ của bà Nguyễn Hồng Oanh 1 ngày. Bà Oanh mất ngày 27/6/2018″. Gã dân chủ mất nết Nguyễn Tường Thụy không quên chua vào cuối tin chú thích ảnh: “Ảnh: Anh em XHDS thăm thầy Toàn ngày 14/5/2019″. Sự việc được nhận diện là trò Pr cho danh xưng “XHDS” của Thuỵ khi mà đã lâu lắm rồi, danh xưng này bị lãng quên, nhất là khi nhiều thành viên của nhóm này hoặc sa lưới hoặc cải tà quy chính.
Cũng vì điều này, Nguyễn Tường Thuỵ xứng đáng là bậc thầy của trò tháu cáy khi với một sự việc gã nhận định là đau buồn mà vẫn chen chân vào để PR trá hình!
Phạm Đoan Trang là người đầu tiên truyền đi thông tin về sự ra đi của cố nhà giáo Phạm Toàn. Ả cũng được cho là người gần gũi với cố nhà giáo trong những khoảnh khắc cuối đời của mình… Sau khi ra đi của cố nhà giáo, Trang đã gọi cố nhà giáo là “Con sư tử của thế hệ trí thức tinh hoa cuối cùng” trong bài viết khá dài “cái ôm cuối cùng” (xem thêm: https://www.facebook.com/thulan.nguyen.16/posts/2262500997169074). Nhưng rồi theo dõi bài viết và cách hành văn của Trang mới hay, dường như Trang chỉ cố gắng khai thác những điểm đối nghịch của cố nhà giáo với chế độ mà không đề cập tới những vấn đề khác.
Bài viết có đoạn: “Năm 2009, tôi bị bắt giam 9 ngày. Bây giờ nhìn lại thì thấy chuyện chẳng có gì, nhưng khi đó, với tôi, nó là một biến cố khủng khiếp, làm toàn bộ thế giới của tôi trước đó sụp đổ. Tôi cũng trải nghiệm trạng thái cô đơn tuyệt đối như bác Toàn năm nào: Nhiều đồng nghiệp nhìn thấy tôi là bỏ chạy từ xa, cắt hết liên lạc điện thoại, email… Giới hoạt động dân chủ ngày đó cũng không mấy người để ý đến tôi – một phóng viên lề phải bị công an bắt trong một vụ việc đầy mập mờ, bưng bít.
Dù sao, trong những ngày tháng đen tối ấy, vẫn có những người không bỏ rơi tôi, và một trong số đó là bác Phạm Toàn. Tôi đến gặp ông, run run, lo sợ. Sợ ông xem thường, sợ ông bận quá chẳng có thời gian tiếp tôi. Suy cho cùng thì tôi là ai chứ, chỉ là một phóng viên quèn, và giả sử có bị tù luôn chăng nữa thì cũng chỉ là một trong hàng trăm người dân thấp cổ bé họng đi tù ở đất nước này vì đã làm điều gì đó khiến nhà cầm quyền không hài lòng. (Mà điều gì thì cũng chẳng ai biết).”.
Phải chăng đây là những lời có tính thanh minh của Trang trong vụ bị bắt năm 2009 mà đến nay với nhiều người nó còn nhiều uẩn khúc. Có người đã dẫn lại sự việc để nói Trang là kẻ hai mang….
Ở một khía cạnh tích cực, mặc dù Trang không đến độ tháu cáy, hợm hĩnh như Thuỵ nhưng với điều được chỉ ra thì ít nhiều ả cũng mượn sự ra đi của cố nhà giáo Phạm Toàn để biện hộ cho mình. Suy cho cùng đó cũng là ý đồ riêng được ẩn chứa và được nói ra.
Với Mõ, Mõ dành sự kính trọng đặc biệt đối với cố nhà giáo Phạm Toàn, một người không có cho mình một cái bằng đại học. Nhưng chính sự thông tuệ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đã khiến Mõ và nhiều người khác kính trọng, biết ơn ông…
Phạm Đoan Trang đã rất chuẩn xác khi dẫn ra những dấu mốc đáng nhớ của cố nhà giáo Phạm Toàn và đó cũng là những khía cạnh mà với nhiều người là đi sai đường lối, là cổ suý cho xu hướng bất tuân dân sự: “Năm 2007, ở tuổi 75, ông là dịch giả của cuốn sách đồ sộ ngàn trang “Democracy in America” mà để xuất bản được, ông đã khéo léo chuyển ngữ từ “Democracy” (dân chủ) thành “dân trị”, tuy không hoàn toàn đồng nghĩa với “dân chủ” nhưng vẫn đúng bản chất của khái niệm này và mở ra nhiều hàm ý mới cho phong trào xã hội dân sự ở Việt Nam.
Ở tuổi 77, ông sáng lập nhóm Cánh Buồm. Gọi là “nhóm” nhưng tính tổ chức, nhóm hội không phải là một đặc điểm quan trọng của nó. Cánh Buồm thực chất đại diện cho một đường lối giáo dục mới, một phương pháp mới nhằm giúp học sinh tự tổ chức việc học của mình, tự học, tự tư duy và tóm lại, thoát khỏi nền giáo dục nhồi sọ để thành người.
Cũng năm ấy (2009), ông sáng lập và là một trong các biên tập viên, cây bút chính của Bauxite Việt Nam – trang web đầu tiên kết nối trí thức người Việt trong và ngoài nước trong nỗ lực phản biện chính sách, mở mang quan trí, dân trí. Thời đó ở Việt Nam, Facebook chưa phổ biến; Bauxite Việt Nam cùng với Ba Sàm là hai trang báo độc lập hiếm hoi với lượng view có lúc lên tới 1 triệu/ngày”.
Nhưng với Mõ khi nhìn vào điều đó, Mõ cho rằng, ông (cố nhà giáo Phạm Toàn) suy cho cùng là nạn nhân của những kẻ bên mình. Người ta nhìn thấy ở cố nhà giáo sự “nhanh nhạy, đi trước thời đại, tiên phong trong nhiều lĩnh vực, nhưng rồi những người bên cạnh ông cũng cố khai thác cho kỳ được những điểm yếu mà nói đúng hơn là sự mặc cảm trong ông với những chuyện đã qua.
“Đi với bụt mặc áo cà sa/Đi với ma mặc áo giấy…”, với cái quy luật muôn thuở đó chẳng quá khó hiểu vì sao một Phạm Toàn hành nghề giáo dục, hoạt động thuần chuyên môn lại chuyển sang lĩnh vực chính trị, hoạt động xã hội như một nhà dân chủ thực thụ…
Nguồn: Mõ làng