Trang chủ Bản tin Dân chủ Còn ai nhớ đến Lê Công Định?

Còn ai nhớ đến Lê Công Định?

198
0

Còn ai nhớ đến Lê Công Định?

Nhắc đến Lê Công Định hẳn nhiều người trong chúng ta biết đến anh ta với tư cách là một luật sư, một người từng có quá khứ lầm lỗi khi tham gia hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hôm nay, trên trang FB các nhân của mình Lê Công Định đăng đàn bài viết “Tâm sự kỷ niệm 10 năm” nhằm nhớ về quá trình hoạt động “dân chủ” của mình. Thật sự, có lẽ sợ người ta quên mình hay sao mà phải làm thế anh, vậy nhắc đến kỷ niệm làm chi?

Lê Công Định, sinh ngày 01/10/1968, sinh trưởng trong gia đình có ông nội, cha mẹ và cô ruột tham gia 2 cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước, được tặng thưởng Huân chương kháng chiến. Định từng là thành viên của Đoàn luật sư TpHCM, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TpHCM 2005-2008, thành viên công ty luật DC Lawyers và giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lê Công Định. Những Định là kẻ thường xuyên đăng tải những bài viết kích động đấu tranh “dân chủ”, các bài viết có những nội dung xuyên tạc tình hình kinh tế, chính trị Việt Nam. Không những vậy, Định còn luôn lợi dụng các bài viết để lồng nội dung kích động đòi đa nguyên ở Việt Nam.

Từ năm 2005, Lê Công Định đã móc nối với Nguyễn Sỹ Bình là chủ tịch Đảng nhân dân hành động ở Mỹ và Đảng Dân chủ Việt Nam, hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam bằng phương thức lập hai đảng đối lập có tên “Đảng lao động” và “Đảng xã hội” để tập hợp lực lượng nhằm gây rối loạn đời sống chính trị ở Việt Nam. Định được phân nhiệm vụ phụ trách cải cách hành chính, tư vấn pháp luật, hỗ trợ cho các đối tượng chống đối trong nước: Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải (Điếu cày), Nguyễn Tiến Trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và biên soạn tài liệu, phát tán trên các đài, báo và trang web ở nước ngoài, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam

Thời gian này, Định đã nhiều lần sang Mỹ, Thái Lan, gặp Nguyễn Sỹ Bình bàn bạc, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho thời điểm Việt Nam xảy ra “biến động chính trị” vào năm 2010. Đã trực tiếp tham gia biên soạn cuốn sách mang tính chất cương lĩnh hành động của nhóm với tựa đề Con đường Việt Nam và soạn thảo Tân Hiến pháp cho Việt Nam. Đồng thời, Định cũng đã biến việc bào chữa cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải thành diễn đàn tuyên truyền chống chế độ, xuyên tạc Hiến pháp, pháp luật, lên án chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Trước những hành vi trên, ngày 13/6/2009, Định đã bị Công an bắt giữ theo các điều 79 và 88 của BLHS của nước CHXHCN Việt Nam. Ngày 22/6/2009, Lê Công Định bị xóa tên khỏi Đoàn luật sư do “vi phạm điểm g, khoản 1, điều 9 Luật Luật sư; điều 1 và điều 2 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư”.

Và vào ngày 20/01/2010, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên án Lê Công Định 5 năm tù giam, quản chế 3 năm về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tuy nhiên, với sự nhân đạo của chế độ, Nhà nước Việt Nam, chỉ sau hơn ba năm chấp hành án vì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, ngày 6-2-2013, Lê Công Định được ra tù trước thời hạn. Ngỡ rằng sau khi được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước, Lê Công Định sẽ rút ra bài học để làm lại cuộc đời. Nhưng không phải vậy, hoang tưởng anh hùng, anh ta vẫn nghĩ sẽ dẫn đầu đội quân ngụy dân chủ, lật đổ được chính quyền nhân dân.

Tiếp tục lợi dụng các diễn đàn, Định tiếp tục những tư tưởng “Đa nguyên không đáng ngại, mà trái lại rất cần thiết nếu biết điều tiết thích hợp” hay “Đa nguyên là động lực của sự phát triển, điều đó miễn bàn cãi”; điên cuồng trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài, viết và đăng tải nhiều bài viết có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, kêu gọi hằn thù dân tộc, xuyên tạc tình hình chính trị, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Vào ngày 11/6/2019 vừa qua, dưới bàn tay của Định, cái gọi là “hội Công lý cho Nạn nhân Formosa” đã đệ đơn kiện tập đoàn Formosa cùng các công ty và cá nhân có liên quan, ra trước pháp luật Đài Loan. Xem ra con đường hoạt động của Định lại trải đầy hoa hồng rồi.

Những suy nghĩ, hành động, lời nói của Lê Công Định thì thật sự ai cũng biết vì sự nổi tiếng thái quá của mình. Đúng như lời Định nói mục đích chuyển hóa dân chủ cho Việt Nam đã trở thành mục tiêu hàng đầu đã biến một luật sư được đào tạo bài bản, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống trở nên cực kỳ tồi tệ. Pháp luật, xã hội đã nhân đạo, nhân từ cho Định một lần, nhưng sau khi trở về với cộng đồng Định lại không tu thân tích đức, điên cuồng rơi vào vòng xoáy của ảo vọng, danh quyền mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ với dân tộc mình.

Thiết nghĩ, những hành động PR rẻ tiền này của Lê Công Định sớm muộn cũng bị bắt bài, cũng bị người dân bóc mẽ. 10 năm với Định không phải là quãng thời gian dài, nhưng cũng đủ để một con người U60 nhìn nhận cuộc sống, những giá trị nguyên bản, thay vì những ảo vọng quyền quý kia.

Trân trọng!

            Ngọc Lan

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây