Phản động sợ hãi khi thấy đất nước đi lên

Phản động sợ hãi khi thấy đất nước đi lên

Ngay sau sự kiện bàn giao xe VinFast diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong những tuần vừa qua, ngay sau đó phong trào “sợ đất nước đi lên” của những đám dân chủ, nhân quyền ở hải ngoại lại sôi sục hơn bao giờ hết. Đây không phải là lần đầu tiên hay lần duy nhất, những đám dân chủ này thể hiện rõ nỗi sợ về một đất nước Việt Nam đang ngày càng thịnh vượng và phát triển.

Phản động sợ hãi khi thấy đất nước đi lênNhững bài viết thể hiện rõ sự sợ hãi khi thấy đất nước đi lên, khi sản phẩm do người Việt và của người Việt làm chủ trở thành thương hiệu thế giới biết đến

“Đồ của Tây, người Tây nó có giá” đó là những gì có thể nói về những đám cuồng dân chủ, nhân quyền của những quốc gia phương Tây, những kẻ đang ngày đêm chống phá thành quả cách mạng và con đường phát triển của Việt Nam.

Những tư tưởng sính ngoại, chuộng phương tây đã tạo nên những hài kịch trong những kẻ sẵn sàng bán nước hại dân này. Ngay cả có nhữn kẻ mù mờ về sự tình về nền dân chủ, nhân quyền nhưng vì đồng tiền, cám rỗ mà đã biến mình thành kẻ bán bỏ các giá trị truyền thống.

Cái phong trào tự nhục của những đám dân chủ, nhân quyền đang sống nương nhờ ở hải ngoại, chẳng khác gì những lời mà cụ Phan Bội Châu đã từng viết trong “Việt Nam quốc sử khảo”, thuộc chương 5 có tên: Sự thịnh suy của dân quyền và dân trí của nước ta.

“… Giờ đây tôi xin kể những điều tai nghe mắt thấy để quốc dân cùng biết… Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm… Dân được cường thịnh là nhờ có sự nghiệp công ích. Nay những việc đó, người nước ta đều không thể làm được. Hỏi vì sao không làm được, thì nói là vì không có tiền của. Sở dĩ không có tiền của là vì đã tiêu phí vào những việc vô ích xa hoa rồi…” – cụ Phan Bội Châu viết.

Trong luận văn Pháp Việt Liên hiệp hậu chi tân Việt Nam Phan Châu Trinh cũng có viết:

“… Dân tộc nước Nam, trên lịch sử, có hai đặc tính cực đoan phản đối nhau: một là đặc tính bài ngoại và ỷ ngoại; hai là đặc tính tự tôn và tự ti. Hai đặc tính đó sẵn ở quốc dân, trong não mọi người. Mỗi cái nhân thời thế, địa vị của nó mà phát hiện, rồi trong khi phát hiện lại đều đi tới cực đoan, lại khi đã tới cực đoan, mỗi cái đều giữ lý do, chuyên cậy vào tập quán, lợi hại đều bị che lấp không thấy…”

Những thói sính ngoại, chuộng tây của người Việt xưa nay đã sản sinh ra những kẻ sẵn sàng bán rẻ Tổ quốc, tham gia vào “phong trào tự nhục”. Ngày đêm khóc thuê, chửi bới chế độ, chính quyền cách mạng, chứ hoàn toàn không có đóng góp gì cho lợi ích kinh tế, chính trị của quốc gia.

Những phần tử phản động của thế lực khủng bố Việt Tân chưa bao giờ ngưng sợ hãi ngày nào đó đất nước Việt Nam phát triển sánh vai cùng cường quốc năm Châu. Thế nên phong trào “tự nhục”, một trong những diễn biến hòa bình mà chúng thường đưa vào để chống phá Đảng, nhà nước luôn được bọn chúng thực hiện ráo riết.

“Văn minh phương Tây đúng là hơn hẳn chúng ta, nhưng không có nghĩa là cái gì của họ cũng hoàn hảo. Văn minh phương Tây cũng đầy rẫy những khuyết điểm. Phong tục phương Tây không phải thứ gì cũng hay ho. Ngược lại phong tục Nhật không phải cái gì cũng kém cỏi, cũng cổ hủ.”

Đó là những gì mà nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi của Nhật Bản từng viết về tình trạng này của người Nhật tại thời điểm đất nước này đang thực hiện công cuộc Duy tân do chính phủ Minh Trị tiến hành

Kể cả dân chủ, nhân quyền cũng như vậy, không ai có thể áp đặt một thể chế chính trị, một loại hình tôn giáo hay bấy kỳ một tư tưởng giai cấp nào vào Việt Nam nếu nó không phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội của Việt Nam.

Nền chính trị đa nguyên, đa đảng đã cho thấy những hạn chế ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á, những quốc gia có đặc điểm, điều kiện cơ bản khá giống với Việt Nam.

“Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập.” – Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong: “Bài nói chuyện tại hội nghị chiến tranh du kích”, ngày 13/7/1952.

Lời dạy đó của Người diễn ra trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân đang chuẩn bị chuyển sang tổng phản công. Còn hôm nay, dân tộc Việt Nam đang phát triển thì cũng cần phải tự lực cánh sinh, đi lên từ chiếc ốc vít đến chiếc ô tô. Người Việt tự hào sử dụng những sản phẩm do người Việt làm chủ sản xuất – đó là lòng tự tôn dân tộc.

Phản động sợ hãi khi thấy đất nước đi lênMột trong 2 mẫu xe VinFast khiến thế giới ngỡ ngàng tại Paris Motor Show hồi tháng 10/2018.

Khi vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như trong khu vực ngày một tăng cao, uy tín hay “chỗ đứng” ngày một lớn, thì đâu đó vẫn có những trang Facebook như Việt Tân, Blog Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), VOA Tiếng Việt,… vẫn kêu gào về một Việt Nam yếu kém chỉ có thể “tự nhục”, chứ không tự hào.

Giá trị của mỗi quốc gia nằm trong mỗi cá nhân và mỗi tổ chức mà người đó đang sống trong đó. Quốc gia nằm trong những cuộc vận động như những làn sóng, chúng ta có thể mang lại niềm tự hào cho dân tộc như U23, Hoàng Xuân Vinh, Nguyễn Thị Ánh Viên,… ở lĩnh vực thể dục, thể thao; sự ra đời của những sản phẩm công nghệ có thể cạnh tranh với thế giới như điện thoại Bphone, xe ô tô Vinfast,… trong lĩnh vực y tế hàng đầu, quốc gia có học sinh sinh viên giành giải lớn trong các kỳ thi toán quốc tế,…

Là một công dân yêu nước và có trách nhiệm với quốc gia, thì không thể nào chấp nhận hoặc chạy theo phong trào tự nhục của những đám dân chủ, nhân quyền vẫn ăn không ngồi rồi nhưng lại thể hiện tham vọng chính trị mà không đóng góp được gì cho lợi ích quốc gia.

Theo Bút Danh

Nguồn: Ngọn Cờ

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *