Trang chủ Luận bàn - Phản biện Khi Việt Nam Chỉ Coi Asean Như Một Lá Bài

Khi Việt Nam Chỉ Coi Asean Như Một Lá Bài

421
0

Có thể nhiều bạn chưa biết, ban đầu mục đích khi thành lập ASEAN là để chống Việt Nam, chống chủ nghĩa cộng sản lan rộng và trở thành vòi bạch tuộc của các nước phương Tây chi phối “vùng trũng” vốn có vị trí đắc địa này. Ngày nay, ASEAN được xem là tổ chức liên kết khu vực thành công chỉ sau EU. Tuy nhiên, trong nội tầng ASEAN có những sóng ngầm chưa lộ rõ.

– Vấn đề quân sự:

Tại Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng ASEAN (ACDFM) lần thứ 15 , tờ Bưu điện Hoa Nam từng cho rằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Gatot Nurmantyo từng đề xuất kín ngoài lề về việc bước đầu thành lập “quân đội chung ASEAN”, trước tiên, sẽ hoạt động ở lĩnh vực tuần tra chung chống cướp biển, hải cảnh, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ. Hơn thế, tờ này từng cho rằng việc thành lập “quân đội chung” sẽ chứng tỏ sự đoàn kết của ASEAN trước các ông lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, bảo vệ luồng tuyến hàng hải qua eo Malacca. Tuy nhiên sau khi tham vấn phía Việt Nam, Việt Nam khước từ không tán thành đề xuất này.

Người Indo, Philippines và Malaysia có vẻ không hài lòng với quyết định này ở phía Việt Nam. Họ cho rằng Việt Nam có vẻ thờ ơ trước động thái tiến gần đến việc “nhất thể hóa ASEAN”. Họ cho rằng giới chức Việt Nam đang xua tàu cá tràn ra khắp Đông Nam Á để đánh bắt hải sản, thậm chí đi vào ngông nghênh các vùng biển ở Vịnh Thái Lan, Hoàng Sa, Trường Sa… Người Indo viện dẫn việc tàu cá Việt Nam ngang nhiên tiến vào vùng biển nước này, đánh bắt cá tận Australia. Điều này gây ra “tiền lệ xấu”.

Nhưng Việt Nam thì vẫn liên tục ca bài “bị hại” trên báo chí và truyền thông, mặt khác vẫn điều tàu chấp pháp ra giải cứu ngư dân, húc đổ tàu chiến Indonesia để cứu ngư dân về. Indonesia từng đưa vấn đề này bên bàn hội nghị nhưng phía Việt Nam chỉ nói rằng: “Đó là chuyện thường ở huyện và xung đột chỉ ở mức dân sự”.

Giới chức Việt Nam không ngu khi từ chối gia nhập vào đội quân của những gã tí hon chống lại những gã khổng lồ. Việt Nam không muốn gây thù đến ông kẹ Trung Quốc, anh bạn thân Ấn Độ hay những kẻ lắm tiền thích viện trợ ODA như Nhật, Hàn Quốc hay Úc. Việt Nam từ chối hầu như toàn bộ phái đoàn chính thức tham gia các cuộc tập trận, diễn tập phía ASEAN nhưng lại cử tàu chiến hiện đại nhất của mình tham gia diễu hành cùng Hải quân Trung Quốc với 50 nước lớn khác.

Không biết do vô tình hay hữu ý mà sự hành xử rất phải phép và lễ độ này được các “anh lớn” rất thích. Các tàu chiến từ Nhật, Pháp, Canada, Mỹ, Hàn Quốc, Australia… liên tục cập bến Cam Ranh giao lưu, diễn tập. Quân cảng với địa thế bậc nhất thế giới Cam Ranh trở thành điểm nóng quân sự ASEAN. Mà mỗi khi các anh lớn đến thì lũ đàn em ở Đông Nam Á phải yên lặng, Việt Nam cất đèn đón chào. Song hành với những chuyến thăm ấy, Việt Nam cũng nhận được khá nhiều khí tài: tàu tuần tra, tàu cảnh sát biển, máy bay không người lái được viện trợ từ Mỹ, Nhật, Hàn, EU…

Việt Nam chọn cho mình 1 con đường riêng, một con đường mà chưa ai trong chúng ta có thể kết luận là đúng hay sai. Nhưng với bản lĩnh của một đất nước có thời gian binh biến dài hơn nhiều so với thời gian hòa bình, chúng ta thừa hiểu rằng cuộc chiến về mặt quân sự để lấy lại lãnh thổ chỉ là của cuộc chiến tự bản thân. Lịch sử đã chứng minh người Việt tự biết cầm súng giành độc lập mà không cần ai ban phát.

– Kinh tế – chính trị:

Khối ASEAN có sự khác biệt và phân hóa sâu sắc về kinh tế. Xét theo GDP đầu người, Singapore và Brunei đều thuộc top các nước phát triển. Xét theo quy mô kinh tế, Indonesia là nước nắm trùm khi hơn gấp đôi người đứng thứ 2 là Thái Lan. Vị trí thứ 6 của Việt Nam gấp 3 lần vị trí thứ 7 của Myanmar.

Tại các nước Đông Nam Á đất liền, Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng. Còn tại các nước Đông Nam Á hải đảo, Hồi giáo và Thiên chúa giáo lại chiếm phần hơn. Trong tâm thức người Việt Nam, họ có quan hệ gần gũi hơn với phe Đông Á. Ngay đến giờ, khi trở thành quốc gia có tiếng nói quyết định tại ASEAN, người Việt vẫn rất ít khi thừa nhận họ đồng văn với các nước Đông Nam Á.

Việt Nam và Lào là 2 quốc gia chọn chế độ độc đảng tại Đông Nam Á. Trong khi Brunei và Thái Lan lại duy trì vị thế của Vua và Hoàng thân. Các quốc gia khác theo thể chế Đa Đảng.

Thái Lan đã tỏ ra thất vọng khi Việt Nam âm thầm đàm phán hiệp định EVFTA với EU trong những năm qua. Theo BBC, EU ngỏ ý sẽ ký kết EVFTA với Việt Nam trong nửa cuối 2019 này, đón trước làn sóng này, nguồn vốn FDI khổng lồ đổ vào Việt Nam. Thái Lan từng bày tỏ việc sẽ song hành cùng Việt Nam đàm phán với EU vì quan hệ EU – Việt Nam đang tốt hơn hầu hết các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tham gia ở cấp thứ trưởng và đến T1/2019, ASEAN – EU chỉ dừng lại ở mức đàm phá chứ chưa có bất kỳ một tuyên bố chung chứ chưa nói đến việc Hiệp định sẽ được ký kết.

Trong cuối năm 2018 và đầu năm 2019, Indonesia – Thái Lan – Singapore – Philippines – Malaysia đồng loạt đưa ra 1 số kiến nghị ASEAN đoàn kết trước cơn bão chiến tranh thương mại. Bao gồm: chia sẻ thông tin thương mại, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ tương tác kinh tế… Các nước này đề nghị Việt Nam với tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN 2020 cho ý kiến và giải pháp, nhưng mới đây, trong Hội nghị cấp cao ASEAN tại Băng Cốc, thủ tướng Nguyên Xuân Phúc phát biểu khá chung chung và mông lung về rằng ASEAN cần “đoàn kết nội khối” và “tiếp tục duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực”.

Báo chí quốc tế cho rằng Việt Nam đang là quốc gia hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại do mối quan hệ hai chiều hài hòa các ông lớn nhưng Việt Nam có vẻ như đang “lười” trách nhiệm với khối ASEAN. Tuy rằng kinh tế Việt Nam trong ASEAN chỉ là tầm trung, nhưng trong khối hiện nay, chỉ có Việt Nam mới duy trì đà tăng và trở thành điểm sáng để ASEAN có thể học tập trước con bão toàn cầu. Nhưng Việt Nam có vẻ không sẵn sàng chia sẻ những điều đó.

Thương mại Thái Lan chỉ tăng 1,9% trong quý I, con số đó với Singapore là -6%, với Indo hay Malaysia đều là những con số không lạc quan. Việt Nam thì khác, tăng trưởng xuất khẩu 6.7%, mạnh nhất trong khối ASEAN và sẽ vượt xa Thái Lan khoảng 20 – 30 tỷ USD giá trị hàng hóa xuất khẩu trong năm tài khóa 2019. Lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu Thái Lan ngang bằng với Việt Nam và chắc chắn trong năm 2019 này, xuất khẩu của Thái Lan chính thức nhường vị trí cho Việt Nam. Việt Nam sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu mạnh nhất Đông Nam Á. Singapore thì không bàn tới nhé.

Mới hôm qua, 22/06, phía Singapore dẫn đầu là thủ tướng Lý Hiển Long xin phép gặp mặt thủ tướng Phúc để gửi lời xin lỗi về vụ việc phát ngôn của thủ tướng Long trên mạng xã hội. Trong cuộc gặp này, thủ tướng Phúc tỏ ý phê phán thái độ của Singapore và thủ tướng Long. Rất hiếm khi báo chí Việt Nam có thể “gáy” tự tin mạnh miệng dùng từ “phê phán” để nói về ngoại giao với một quốc gia khác trong Đông Nam Á.

Việt Nam vừa tận dụng ASEAN để làm bàn đạp liên kết, tỏ ý thiện chí đóng góp cho khu vực. Trong bóng đá, Việt Nam tỏ ý đem lá cờ ASEAN đi khắp châu Á, trong chính trị, Việt Nam gửi lời cám ơn đến toàn thể ASEAN đã ủng hộ Việt Nam đạt ghế ủy viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nhưng bên cạnh đó, Việt Nam không chấp nhận hòa tan trước thương trường khốc liệt, giữa sự cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam vẫn có con đường riêng và rõ ràng đang có những thành công nhất định trước hướng đi đó.

Việt Nam chắc hẳn không quên những năm tháng ở thế kỷ trước. Năm tháng hàng triệu người Việt đã ngã xuống trong khi cả ASEAN làm giàu trên máu thịt người Việt. Chúng ta có thể thứ tha nhưng lãng quên thì không bao giờ.

– Một vài thông tin bên lề:

Việt Nam có sức ảnh hưởng mạnh đến Lào và Myanmar. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư vào 2 quốc gia này. Lãnh đạo Myanmar được mời tham gia APEC 2017 với tư cách quan sát viên khiến cho giới chức và báo chí nước bạn rất phấn khởi. Trong khi Thái Lan ngỏ ý đánh tiếng thì lại không.

Năm 2017, Thái Lan cũng ngỏ ý muốn tổ chức APEC song hành cùng Việt Nam, Phuket và Đà Nẵng sẽ chia đôi song hành tổ chức hội nghị nhưng phía Việt Nam tuyên bố: Tôi lo được.

Cũng trong năm 2019, Thái Lan tỏ ý cạnh tranh tổ chức hội nghị liên triều, người Thái cho rằng việc Mỹ sẽ chọn đồng minh lâu đời là Thái. Nhưng xin lỗi, người Mỹ và người Triều không làm thế.

Campuchia tuy không ưa Việt Nam nhưng cũng không ưa Thái Lan. Việt Nam biết điều này và tận dụng lúc Thái – Campuchia có xung đột tại khu đền Pear Vihear, phía Việt Nam đã gửi một số lượng binh lính đặc biệt đến giúp Campuchia cân bằng thế trận tại khu đền này. Chính nhờ việc này, Thái Lan đã chịu ngồi vào bán đám phá và khu đền này hòa bình đến bây giờ.

Khối SEATO đã tự giải tán khi một đối tác quan trọng là VNCH với “quân lực hạng 4 thế giới” đã thua cuộc thảm hại. Với lực lượng dày mạnh và thiện chiến, Vua Thái đã lập tức cử Bộ Ngoại giao Thái Lan gửi điện mừng và cam kết không có động thái quân sự nào hỗ trợ phe Campuchia Dân Chủ sau chiến dịch Hồ Chí Minh. Điều tương tự diễn ra với Philippines. Sau đó đến năm 1977, Việt Nam vẫn duy trì lực lượng binh sĩ lớn ở biên giới với Thái Lan khiến cho Thái Lan trở thành nước đi đầu trong giải thể SEATO. Đổi lại, Việt Nam sẽ rút quân, và đây là 1 phần lý do Khơ Me Đỏ được trở lại. Và cũng lại 1 lần nữa, chính quyền Băng Cốc tuyên bố tử thủ.

Indonesia đề xuất trao đổi giao thương giữa các nước nội đô thông qua đồng tiền trung gian. Họ đề xuất Việt Nam tham gia vì đồng tiền Việt Nam có “giá trị hơi cao” nhưng Việt Nam từ chối.

Malaysia mong muốn trở thành Bỉ của Đông Nam Á bằng việc trở thành trung tâm hội nghị Đông Nam Á nhưng tầm của Malaysia chỉ là Đông Nam Á thôi. Nguyên thủ quốc gia cường quốc, họ đến Việt Nam mất rồi.

Phillippines cám ơn Việt Nam trước LHQ vì đã cứu ngư dân khi bị tàu TQ đâm những ngày trước. Nhưng mà, không hiểu sao tàu Việt Nam lại ở gần đó và nằm trong đặc quyền kinh tế nước bạn.

__
Tác giả: #tifosi
Bản quyền: Vietnam Projects Construction

Khi Việt Nam Chỉ Coi Asean Như Một Lá Bài

Nguồn: Cùng troll phản động

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây