Trong sóng truyền thông về dịp kỷ niệm 30 năm “sự kiện Thiên An Môn” năm nay, một số nhà “dân chửi” đã rút kinh nghiệm từ các thành công và thất bại của phong trào biểu tình Trung Quốc năm 1989, để dùng cho các hoạt động tương tự mà họ đang thực hiện. Tuy nhiên, những bài học mà họ rút ra lại không mấy ăn khớp với nhau.
Ở một phía, một bài viết trên BBC đưa ra quan điểm rằng nếu sự kiện Thiên An Môn không xảy ra, hoặc các “thủ lĩnh” biểu tình cực đoan không kêu gọi thay đổi chế độ, kêu gọi bất nhượng bộ chính quyền, thì giới cải cách ôn hòa ở Trung Quốc đã không bị bắt giữ hoặc cô lập, và cải cách chính trị ở Trung Quốc có thể đã diễn ra với tốc độ tương tự ở Đài Loan hoặc Hàn Quốc. Quan điểm này khá gần với bài phát biểu của Nguyễn Quang A tại cuộc hội thảo ở Đài Bắc hôm 21/05.
Ở phía còn lại, Trịnh Hữu Long viết rằng sau khi so sánh phong trào biểu tình năm 1989 ở Trung Quốc với các cuộc biểu tình xuất hiện từ năm 2011 ở Việt Nam, Long thấy cần giữ cho phong trào tiếp tục lan rộng ra quần chúng, thay vì bị dập tắt, bằng cách làm ba việc. Một là duy trì hoạt động thông qua các trang tin và mạng xã hội trên Internet, là một không gian mà Nhà nước không kiểm soát được. Hai là liên tục “tố cáo sự đàn áp” của Nhà nước để làm Nhà nước mất tính chính danh. Ba là trang bị ý thức hệ “nhân quyền, pháp quyền, dân chủ” cho người dân thông qua ba phương tiện – là truyền thông, giáo dục và tổ chức – để họ sử dụng nó hằng ngày, phục vụ lợi ích thiết thực của bản thân họ.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy cả hai nhóm giải pháp vừa nêu đều không ổn, không khả thi.
Về nhóm giải pháp đầu tiên, chính ông Nguyễn Quang A đã không thể ngăn những “biểu tình viên” cực đoan ở Việt Nam – như Phạm Đoan Trang, Phạm Nguyên Trường… – công khai kêu gọi các fan của họ vi phạm pháp luật, hận thù chế độ, từ chối đối thoại và cư xử bình thường với các công chức Nhà nước. Ngược lại, ông Quang A, cùng bộ sậu “nhân sĩ, trí thức”, còn bị cánh Đoan Trang chụp mũ “phò chính thống” vì tội công nhận pháp luật Việt Nam và khả năng đối thoại với Nhà nước Việt Nam. Ông Quang A chịu thua các thành phần cực đoan ở Việt Nam, mà lại khuyên người ta “kiềm chế” các thành phần cực đoan ở Trung Quốc, thì chẳng khác gì đưa ra một lời khuyên mà bản thân mình không thể làm.
Về nhóm giải pháp thứ hai, chúng tôi e rằng các cuộc biểu tình năm 2011 đã không giúp giới “dân chửi” cải thiện công “giáo dục, truyền bá dân chủ”. Thay vào đó, chúng chỉ khiến dân trí của các nhà “dân chửi” ngày một thấp hơn. Ta có thể nhận thấy điều đó nếu so sánh diễn đàn Talawas trước năm 2011 với các site “lề trái” hiện nay, hoặc so Phạm Đoan Trang trước năm 2011 với Phạm Đoan Trang hiện nay. Đến Đoan Trang, người thầy của các nhà “dân chửi”, mà còn bị ngu hóa bởi biểu tình; thì ta phải khẳng định rằng các cuộc biểu tình liên miên đã khiến giới “dân chửi” bị tha hóa một cách có hệ thống.
Vấn nạn đáng buồn vừa nêu xuất phát từ một lý do đơn giản. Trong thực tế, các “thủ lĩnh biểu tình” không lên ngôi nhờ phiếu bầu hoặc tri thức, mà lên ngôi bằng tiếng hô, tiếng chửi của họ và tiền tài trợ của Việt Tân. Vì vậy, giải pháp để kéo dài các cuộc biểu tình ở Việt Nam không phải là tăng giáo dục, mà là tăng chi tiền. Chẳng nói đâu xa, kể từ khi Trump nhậm chức Tổng thống, khiến phương Tây giảm tài trợ cho các nhóm “dân chửi” Việt Nam, các “phong trào biểu tình” đã xuống sắc thấy rõ.
Nguồn: Loa Phường