Nhắc tới Nguyễn Hoàng Đức, có lẽ với nhiều người cái tên này còn xa lạ. Song ít ai biết rằng nhân vật từng là Công an này đã có những năm tháng gắn bó với cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận (cháu gọi Ngô Đình Diệm bằng cậu, nguyên chủ tịch Ủy ban công lý & hòa bình Tòa thánh Vatican) thời kỳ ông này bị quản thúc do các hành vi chống lại nhà nước tại Hà Đông (Hà Tây cũ, nay là Hà Nội). Với vai trò quản thúc và “lợi dụng khí chất không bình thường của Đức, một số kẻ cơ hội đã kích động, tâng bốc và lái hướng Đức đi theo con đường nghiên cứu triết học, thần học. Người thầy đỡ đầu khai mở cho Đức là một Tổng giám mục có tiếng tăm, ông Nguyễn Văn Thuận (cháu gọi ông Ngô Đình Diệm là cậu ruột). Ban đầu Đức chỉ theo “thầy” học tiếng Pháp, nhưng đi với ma thì mặc áo giấy, thầy Thuận đã lôi kéo Đức bước vào mê cung của thần học.
Nguyễn Hoàng Đức trong chân dung tự họa (Nguồn: FB Paul Nguyễn Hoàng Đức).
Vốn là một linh mục đang bị chế độ quản chế sau chiến tranh (Đức là người quản lý ông) TGM Nguyễn Văn Thuận đã phát hiện điểm yếu về khí chất của Đức nên đã lôi tuột Đức về với Chúa. Sẵn có cái đầu hoang tưởng, sau một thời gian thọ giáo, Đức đã viết một chuyên luận “Hành trình đức tin qua cây cầu F.X Nguyễn Văn Thuận” để mô tả quá trình biến đổi tình cảm, tâm lí và đến với chúa của Đức. Sau này, khi ông Nguyễn Văn Thuận sang Roma nhậm chức Hồng y, ông đã mang theo bài chuyên luận đó và chuyển cho Bộ Phong thánh ở Roma lưu giữ để chứng minh cho sự diệu kì của đức tin”.
Rời Công an, và theo đạo Công giáo như một tín hữu, Nguyễn Hoàng Đức tự biến mình thành một kẻ sống nhờ viết lách. Nhưng rồi, cái lẽ “cơm áo không đùa với khách thơ” một lần nữa thử thách Nguyễn Hoàng Đức và “vợ hắn, vì không chịu nổi cái sự hoang tưởng, bẩn bựa của hắn nên cũng đã bỏ đi. Từ đó Đức núp hẳn dưới bóng của nhà thờ Thái Hà của Dòng Chúa cứu thế” (theo Mõ làng)..
Và cũng chính quãng thời gian gắn bó với Cố Hồng y Thuận nên khi Tòa thánh có chương trình phong thánh cho chức sắc này, Nguyễn Hoàng Đức đã được mời làm nhân chứng về đức tin cho việc phong thánh của ông.
Tuy nhiên không hiểu có phải vì gen tỵ với Đức không nhưng Lê Quốc Quân, một người công giáo gốc Vinh đã tố cáo, cho rằng trong thời gian quản thúc, Nguyễn Hoàng Đức đã hành hạ Hồng y Nguyễn Văn Thuận.
Chính vì điều này và cho rằng Lê Quốc Quân cố tình làm xấu mình dù “Cha Nguyễn Văn Thuận sau khi ra tù, trả lời báo chí rằng: trong thời gian ông bị giam lỏng ở Hà Nội, không một người công an nào hành hạ ông cả”. Nguyễn Hoàng Đức đã phản thùng, tố cáo lại Đức cho dù như xác nhận của Đức thì: “Các bạn thân mến, con người có lương tâm và biết sám hối thì phải biết chịu trách nhiệm việc mình làm. Tôi và luật sư Lê Quốc Quân vốn là chỗ thân tình quí mến nhau. Những buổi nhà thờ Thái Hà cầu nguyện để LQQ được tự do, được vợ LQQ mời, tôi đều tham gia. Tôi cũng tham gia cuộc xử LQQ một thứ án nguy hiểm tại phố Đội Cấn. Cũng như đi cùng LQQ vào trại giam thăm em trai là Quyết bị bắt…
Tôi hoàn toàn ủng hộ một Lê Quốc Quân phấn đấu cho nền tự do dân chủ của nhân dân đúng nghĩa. Nhưng tình cảm của chúng tôi giảm sút, vì từ khi Quân ở trong tù ra, đọc bài FB của tôi thì không like (Quân cũng xác nhận điều này), nhưng cứ có ai nói xấu tôi thì Quân thường nhảy vào like với những tiếng Ka Ka Ka…”.
Nguyễn Hoàng Đức đã tố cáo Quân như sau: “Tôi ý thức và luôn luôn ý thức lời Chúa dạy “Yêu tha nhân như chính mình ngươi”, và người Việt bảo “giữ gìn tình cảm như con ngươi của mắt mình”, và trong tình cảm phải đối xử trọng hậu… đừng để trở thành kẻ “vô lại”.
Nhưng sự việc có bước ngoặt của nó, trong khi tôi vẫn trọng Quân, thì một anh bạn cũng thân Quân nói rằng “Quân nó hay nói dối lắm, vì nó là luật sư thì cãi kiểu gì chẳng được!” Khi ngồi ăn tại nhà tôi, Quân nghe, và có trực tiếp điện thoại cho anh bạn V, hỏi “có phải anh nói tôi là người hay nói dối không?” Anh V không đáp, không biện hộ, coi như thừa nhận. Còn tôi kể từ đó, tôi thấy Quân thường dùng các võ mưu mẹo, ma lanh, mánh lới, khôn ăn người…
Mới đây Quân gửi cho tôi bức ảnh này, tôi nói Quân không nên dùng những thứ thơ thế này để chọc ngoáy tôi, nhưng Quân muốn thách thức tôi. Vậy tôi xin đưa ảnh bài thơ này lên. Và cũng để nói với các bạn biết rằng nếu tôi có viết bài về Quân, là có lý do của nó, chứ không phải tôi là kẻ muốn đâm bị thóc chọc bị gạo, gây mâu thuẫn với người khác”.
Thân nhau lắm cắn nhau đau, đó là lẽ thường nhưng với câu chuyện giữa Nguyễn Hoàng Đức và Lê Quốc Quân, nó còn cho thấy thêm: Vốn dĩ làng rận là một khối thiếu thống nhất, mâu thuẫn đầy mình. Có chăng nó chưa có dịp phát tác và trình làng cùng thiên hạ mà thôi.
An Chiến
Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)