Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đất Nào Của Nhà Thờ Hả Nguyễn Ngọc Nam Phong?

Đất Nào Của Nhà Thờ Hả Nguyễn Ngọc Nam Phong?

169
0

Đất Nào Của Nhà Thờ Hả Nguyễn Ngọc Nam Phong?

Hôm nay ngày 19/6/2019 linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, Dòng Chúa Cứu Thế, giáo xứ Thái Hà có status trên Facebook các nhân có tựa “NHÀ THỜ THÁI HÀ YÊU CẦU PHƯỜNG QUANG TRUNG, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI DỪNG THI CÔNG TRÊN MẢNH ĐẤT NHÀ THỜ”, trong đó lớn tiếng yêu cầu chính quyền dừng dự án xây nhà cao tầng thay thế cho “Trụ Sở Ban Bảo Vệ” trước cổng nhà thờ Thái Hà. Lý do mà Nguyễn Ngọc Nam phong đưa ra rất hỗn xược: Vì công trình này “đối diện và ngay sát Nhà Thờ” và Phong cũng không quên lập lờ đánh lận đỏ đen rằng, “đó là đất Nhà Thờ”. Tất nhiên, Nguyễn Ngọc Nam Phong không quên kích động các chức sắc và giáo dân phản đối chính quyền thông qua cái gọi là Truyền thông Thái Hà. Xem ảnh bên.

Xem link:

Thứ nhất, Nhà Thờ không có quyền yêu cầu chính quyền dừng việc triển khai một dự án đã được phê duyệt trên cơ sở nhu cầu của người dân về nơi ở nơi làm việc và các căn cứ pháp lý. Nhà Thờ nên chuyên tâm vào tu dưỡng theo ý chúa để trở thành người có ích cho xã hội.

Thứ hai, Nhà Thờ cần trung thực theo răn dạy của chúa Jesus thay vì lập lờ kiểu ăn cướp. Dự án mà chính quyền đang triển khai là đất thuộc sở hữu nhà nước với những căn cứ pháp lý vững chắc chứ không phải của Nhà Thờ.

Thứ ba, Nhà Thờ không nên và không được phép kích động giáo dân chống lại các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước. Điều này là vi phạm không chỉ pháp luật mà còn vi phạm giáo luật.

Thực chất, khu đất mà chính quyền triển khai dự án nằm trong diện tích 61.455 m2 mà Linh mục Vũ Ngọc Bích đã bàn giao sang cho Nhà nước quản lý từ ngày 24/10/1961. Lưu ý rằng, đây mới chỉ là lần bàn giao diện tích đất trên sổ sách chưa bao gồm các cơ sở thờ tự trên đất đó. Đến ngày 27/5/1963, linh mục Vũ Ngọc Bích lại có đơn xin bàn giao đất và nhà trên đất cho chính quyền quản lý, kèm theo bản kê khai ruộng đất, hồ ao và bất động sản trên đất cho Hợp tác xã dệt thảm Đống Đa sử dụng. Giáo xứ đã nhận 40 triệu đồng bồi thường của HTX dệt thảm Đống Đa. Chính quyền còn lưu giữ tất cả các văn bản này.

Đây không phải lần đầu Nhà Thờ Thái Hà có đòi hỏi phi lý như thế này. Năm 2009, linh mục Vũ Khởi Phụng đại diện nhà thờ Thái Hà có đơn đề nghị trả lại đất cho Giáo xứ Thái Hà và UBND quận Đống Đa đã xem xét giải quyết có kết luận số 635/KL-UBND ngày 28/9/09 và thông báo trả lời tại văn bản số 193/TB-UBND ngày 15/10/09. Tuy nhiên, ông Vũ Khởi Phụng không đồng ý và có đơn khiếu nại lên UBND thành phố.

Điều 1, Điều 2 Nghị quyết số 23 nêu rõ: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01/7/1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất; Nhà nước hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân đối với các loại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách cải tạo nhà, đất cho thuê; Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh; Quản lý nhà đất vắng chủ; Quản lý nhà đất trong từng thời điểm nhất định về nhà, đất của đoàn hội, tôn giáo; Quản lý nhà đất của những người di tản, chuyển vùng ra nước ngoài.”

Khoản 5 điều 26 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.

Với những căn cứ trên có thể thấy linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã phát ngôn không đúng sự thật, trái ngược với những gì mà đại diện Dòng Chúa Cứu thế là linh mục Vũ Ngọc Bích đã ký kết với chính quyền, đồng thời phỉ báng những điều răn của chúa.

Như vậy, dù dưới góc độ lịch sử hay pháp lý thì mảnh đất mà linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nhắc đến cũng thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước quản lý, và nó tuyệt nhiên chưa từng và không thể thuộc quyền quản lý của Giáo xứ Thái Hà kể từ khi Linh mục Vũ Ngọc Bích bàn giao cho chính quyền quản lý từ ngày 27/5/1963.

Về việc này, ý kiến của một số linh mục cho rằng, trong lịch sử nó thuộc giáo xứ Thái Hà, vậy nên bây giờ nó cũng thuộc Giáo xứ Thái Hà là một lập luận nực cười và phỉ báng luật pháp cũng như những tín điều Thiên Chúa. Với lập luận ấy, thì Phật giáo cũng có thể đòi Giáo hội công giáo trả lại khu đất Nhà Thờ Lớn (42 Nhà Chung) cho họ, bởi lẽ, khu đất này trước khi có thiên chúa, nó là cơ sở của Phật giáo, nổi tiếng với chùa Báo Thiên (Tên đầy đủ là Sùng Khánh Báo Thiên Tự). Và tương tự như vậy với trường hợp Thánh Địa La Vang.

Thực ra, Nguyễn Ngọc Nam Phong hiểu rõ điều này nhưng Phong vẫn cứ rêu rao một cách trơ trẽn nhằm phục vụ cho những mưu đồ chính trị bẩn thỉu của những kẻ lợi dụng công giáo chống nhà nước.

Cuối cùng, xin được dẫn lời Thánh Phaolô để cảnh tỉnh cho những người đang cố tình vi phạm pháp luật: “Ai chống đối luật pháp công quyền là phản nghịch chương trình Thiên Chúa thiết định. Kẻ ấy sẽ phải chuốc lấy án phạt cho mình!”.

Ong Bắp Cày

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây