“Sinh nghề tử nghiệp” là câu mà chúng ta vẫn hay nói đối với những trường hợp chẳng may bị sa cơ, lỡ vận, chịu vận hạn bởi chính cái nghề nghiệp của mình làm.
Và trong một chừng mực nào đó, câu này cũng có thể vận dụng với Trương Duy Nhất sau khi bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trương Duy Nhất về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự, do có những vi phạm pháp luật liên quan đến nhà, đất công sản tại thành phố Đà Nẵng. Mặc dù hơi hài hước và ở một góc nhìn có phần dị biệt hơn.
Theo dõi bản lí lịch và quá trình hoạt động của cựu nhà báo 55 tuổi này, một điều dễ thấy và khiến nhiều người khác lưu tâm là trong quãng thời gian trước khi bị bắt và kết tội 2 năm tù giam đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo khoản 2, điều 258, bộ luật Hình sự (trước 2013). Nhất là người sáng lập và điều hành trang blog “Một góc nhìn khác”.
Qua ghi nhận thì Nhất viết khá nhiều bài và đăng tải trên đó nhưng cái điểm chung, xuyên suốt là hầu hết các bài viết này hoặc chống phá chính quyền, hoặc với vai một người chống tiêu cực, tham nhũng; Nhất cũng lên tiếng đòi công bằng, thậm chí vinh danh cho những người được gã ca ngợi, cổ suý… .
Cũng chính bởi cái vỏ bọc mà ít ai có thể sờ tới này, Nhất đã yên thân một thời gian khá dài trước khi bị bắt và trả giá cho hành vi của mình!
Nhưng sẽ ít ai có thể ngờ tới, trong cái tội danh mà Nhất mới bị cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố kia (hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự) thực chất là hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tham nhũng. Hay nói cách khác chính Nhất chứ không phải ai khác chính là kẻ tham nhũng và đang bị trả giá bởi hành vi này khi bị phanh phui…
Nhiều người trong chúng ta khi lang thang trên các trang mạng xã hội thường bị thu hút, đánh lừa bởi cái vỏ bọc bên ngoài, những kẻ hào nhoáng của hình thức. Nhất cũng đã sử dụng chiêu thức đó để làm tiền và cũng là để tránh tội. Nhưng cái Nhất không thể ngờ tới, với những hành vi khác liên quan, cũng có lúc anh ta phải trả giá cho chính cái vỏ bọc anh ta nhân danh, núp đằng sau đó.. Sự công bằng trong cái lí “gieo nhân nào gặt quả nấy” có lẽ đã đến với Nhất hơi sớm và cũng quá xứng đáng thì phải???
Và có lẽ, trong những năm tháng trong tù sắp tới, có lẽ Nhất nên suy nghĩ và tự vấn về điều này… Nó sẽ làm Nhất lớn lên và hiểu rõ hơn cái giá trị nhân sinh sâu sắc trong những câu chuyện đời thường và giản dị nhất chăng???
Nguồn: Mõ làng