Trang chủ Luận bàn - Phản biện Pháp Luân Công: Oan Cái Gì Mà Oan

Pháp Luân Công: Oan Cái Gì Mà Oan

184
0

Sau khi một số thông tin liên quan đến vụ án giết người rồi giấu xác bằng thùng đổ bê tông được công khai, nhiều bài viết đã vạch trần bóng tối của pháp luân công, một bộ môn khí công được du nhập từ Trung Quốc nhưng kè theo đó là những tư tưởng cực đoan mang đậm chất tà giáo.

Pháp Luân Công: Oan Cái Gì Mà Oan

Sau thật là thế nhưng mấy vị mê muội pháp luân công lại lên mạng kêu gào minh oan cho pháp luân công và luôn miệng cho rằng pháp luân công không dính dáng gì đến cái chết của hai thanh niên xấu số và càng không dính dáng gì đến hành động giấu xác man rợ của bốn người phụ nữ kia.

Những người này cho rằng pháp luân công hình thành và tồn tại giống như các môn võ của Trung Quốc, tức là lâu đời và có ích. Nhưng sự thật thì khác hăn, ở chính cái nước sản sinh ra môn khí công này là Trung Quốc thì pháp luân công bị bài trừ thảm hại, thậm chí những tín đồ của tà giáo này phải chạy sang nhiều nước để lẩn trốn. Thật ngụy tạo khi nhiều tín đồ của pháp luân công cho rằng pháp luân công là truyền thống của Trung Hoa.

Sự việc xảy ra mới đây ở Việt Nam càng cho thấy tác hại của việc truyền bá tư tưởng ngoại lai. Lời khai của bốn hung thủ sát hại hai thanh niên và giấu xác họ bằng việc đổ bê tông đã gióng lên hồi chông cảnh tỉnh những kẻ ngộ đạo, ích lợi thì khó đến mà hậu quả luôn xảy ra trước mắt.

Pháp luân công được một người Trung Quốc tên Lý Hồng Chí sáng lập vào năm 1992, sau đó ít lâu thì bản chất bộc lộ khá rõ thông qua tư tưởng cực đoan thể hiện trong các cuốn sách dạy khí công của pháp luân công, đó là những tư tưởng chống đối chính quyền, phá hoại đất nước sở tại.

Không biết pháp luân công hay dở như nào nhưng kể từ khi du nhập vào Việt Nam, thứ tà giáo ngoại lai này đã thể hiện mảng tối không thể che đậy, đó là chống chính quyền, đó là khiến con người ta u mê theo tư tưởng tà đạo. Chính vì vậy, những thứ lợi ích thì ít mà tác hại lại rất nhiều như pháp luân công cần bài trừ ra khỏi xã hội Việt Nam, không nên để mầm mống của pháp luân công lan truyền rộng hơn.

Công Lý

Nguồn: Nhân quyền, Biển đảo Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây