Ngày 12/05/2019, Nguyễn Văn Hóa kể với hai gương mặt chống đối đang thi hành án khác, là Hoàng Đức Bình và Nguyễn Bắc Truyển, rằng vừa mình “bị đánh bầm dập” và “bị phạt biệt giam” vì từ chối hợp tác với cán bộ điều tra. Cùng ngày, Bình và Truyển tuyên bố tuyệt thực để “bảo vệ” Hóa. Sau buổi thăm tù ngày 23/05, gia đình Bình truyền tin này ra ngoài, và Phạm Đoan Trang phát động một chiến dịch truyền thông để “bênh vực”, ca ngợi Hóa, Bình, Truyển, đồng thời công kích hệ thống nhà tù Việt Nam.
Trong tuần qua, chiến dịch truyền thông này đã phát triển theo 2 hướng.
Thứ nhất, họ ca ngợi hành động tuyệt thực và người tuyệt thực. Phạm Đoan Trang hô hoán rằng vào ngày 28/05, Bình, Truyển “đã tuyệt thực sang ngày thứ 16 và yếu dần”; trong khi một số gương mặt chống đối đang tại ngoại cũng đăng ký “tuyệt thực tiếp sức” từ 1 đến 3 ngày, hoặc tổ chức thắp nến cầu nguyện để ủng hộ. Linh mục Ngô Văn Kha của nhà thờ Thái Hà gọi tuyệt thực là “đỉnh cao” của “cuộc đấu tranh bất bạo động”, trong đó phạm nhân “lấy tính mạng của mình” để lên án nhà tù, lên án chế độ, và thể hiện sự đoàn kết với nhau. Khi đưa ra các thông điệp vừa nêu, giới chống đối và các tổ chức quốc tế luôn mô tả Hóa, Bình, Truyển như những “người bị bỏ tù vì tham gia hoạt động bảo vệ môi trường”. Cách mô tả này sai sự thật, vì ba người vừa nêu bị truy tố do tham gia hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, hoạt động lật đổ Nhà nước; trong đó có người đã tham gia bạo động.
Thứ hai, Phạm Đoan Trang tuyên truyền rằng nhà tù đã “ỉm đi” nhiều thư khiếu nại, thư liên lạc với gia đình của Hóa, và đây là điều sai trái, vì “mọi người tù đều có quyền được tiếp cận thông tin hệt như các công dân bình thường”. Tranh nhận xét rằng Nhà nước luôn “bưng bít thông tin”, vì thông tin khiến người dân có sức mạnh. Từ đó, Trang kêu gọi cộng đồng “trang bị thông tin cho mình, cho nhau, và luôn tìm mọi cách để kẻ ác phải chịu trách nhiệm, chịu thiệt hại vì hành động của chúng, dưới bất kỳ hình thức nào”. Tuyên bố của Trang sai sự thật, vì trái với quy chế trại giam ở hầu hết các nước.
Các bồ tèo của Nguyễn Văn Hóa có quyền dùng truyền thông để phản ánh các vấn đề của trại giam. Tuy nhiên, truyền thông phải phản ánh đúng sự thật. Để chỉ ra những điểm sai lệch trong truyền thông về vụ Nguyễn Văn Hóa, chúng tôi có thể đặt ít nhất 2 câu hỏi sau:
Thứ nhất, nếu tuyệt thực thật sự là “đỉnh cao” của “cuộc đấu tranh bất bạo động”, trong đó phạm nhân “lấy tính mạng của mình” để lên án nhà tù, lên án chế độ, như linh mục Ngô Văn Kha nói, thì vì sao mọi nhà “dân chửi” từng tuyệt thực đều sống khỏe cho đến nay? Và những “đợt tuyệt thực tiếp sức” dài từ nửa ngày đến 3 ngày nhằm mục đích gây cười hay gì?
Thứ hai, nếu Nguyễn Văn Hóa “chỉ hoạt động vì môi trường, không có mục đích chống Nhà nước”, thì vì sao Hóa lại tham gia đảng Việt Tân và được đảng này đưa đi huấn luyện ở nước ngoài? Vì sao các trang tin ủng hộ Hóa đều có nội dung chống Nhà nước? Tại sao Hoàng Đức Bình vẫn là “nhà hoạt động ôn hòa, bất bạo động”, trong khi ngày 02/04/2017, Bình đã cùng Bạch Hồng Quyền đưa người bao vây, tấn công tổ tuần tra của Công an huyện Lộc Hà và Công an xã Thạch Bằng, làm 1 công an bị thương; bao vây, đập phá tài sản nhà trưởng công an xã Thạch Bằng; kéo lên “chiếm” trụ sở Công an huyện, UBND huyện Lộc Hà?
Về ý kiến của Phạm Đoan Trang, xin trả lời rằng theo Khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành Án Hình sự 2010, “Phạm nhân được gửi mỗi tháng hai lá thư; trường hợp cấp bách thì được gửi điện tín. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư, điện tín mà phạm nhân gửi và nhận”. Như vậy, giám thị trại giam có quyền không gửi thư của Hóa nếu thư chứa nội dung vi phạm các quy định về an ninh, trật tự. Ngoài ra, tù nhân ở hầu hết các quốc gia bị giới hạn khả năng liên lạc với bên ngoài, chứ không có chuyện “mọi người tù đều có quyền được tiếp cận thông tin hệt như các công dân bình thường” như Đoan Trang nói.
Nguồn: Loa Phường