Bài viết xuyên tạc trên trang phản động Dân làm báo
Dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ giải phóng dân tộc, giành lại độc lập từ thực dân đế quốc cho đến khôi phục, xây dựng và phát triển đất nước. Đưa Việt Nam từ đổ nát của chiến tranh bị đế quốc xâm lược cho đến công cuộc Đổi mới thần kỳ đi tắt đón đầu mọi thành quả, công nghệ hiện đại trên thế giới sản sinh ra nhiều lĩnh vực mà Việt Nam thuộc vào top đầu của thế giới đặc biệt là công nghệ viễn thông.
Việc các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, rận chủ lưu vong, rận chủ mới đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chiêu trò không còn xa lạ đối với tất cả chúng ta. Mọi tầng lớp nhân dân đều nhận ra âm mưu của các thế lực thù địch.
Nói đến vấn đề tổ chức chính trị lãnh đạo đất nước như hiện nay chúng ta càng biết ơn và tự hào khi Đảng ta dẫn dắt và thật may mắn khi đất nước Việt Nam hiện nay không đa nguyên, đa đảng.
1. Nước Việt Nam từ khi giành được chính quyền từ tay thực dân, phát xít, phong kiến với sự xuất hiện của chính phủ lâm thời và sau này tổng tuyển cử Quốc hội khóa I, bên cạnh sự lãnh đạo chính của Đảng Cộng sản Việt Nam còn có các đảng đối lập, đảng phản động tay sai của thực dân, đế quốc khác trà trộn tham gia vào chính quyền như: Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt… Nhưng có một sự thật lịch sử không thể chối cãi đó là trong giai đoạn cách mạng đó chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo được đất nước, đưa nhân dân thoát khỏi ách nô lệ của quân xâm lược do giành được độc lập khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp mà Ngô Đình Diệm và bè lũ tay sai nhanh tay lợi dụng lập lên cái gọi là Việt Nam Cộng hòa chia đôi đất nước, chia rẽ dân tộc.
Giai đoạn chính quyền non trẻ đó cũng có thể coi là “giai đoạn thử nghiệm” của việc đa nguyên, đa đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam thủa sơ khai. Khi mà chính quyền cách mạng còn non trẻ dưới sự lãnh đạo sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh đôi lúc cần có những nhượng bộ hợp lý cho địch cũng như các tổ chức, đảng phái tay sai của chúng. Trong khi các tổ chức đảng phái này chỉ có mưu cầu trục lợi, đem bán rẻ lợi ích quốc gia, độc lập dân tộc, tự do của đồng bào mà làm tay sai cho thực dân, đế quốc, quân Tàu Tưởng, những tên mật thám, chỉ điểm làm phương hại đến cách mạng Việt Nam và chống phá Nhà nước chính quyền non trẻ. Thực tế cách mạng đã chỉ ra rõ ràng, những đảng phái đó, những tổ chức chính trị đối lập đó, hình hài của đa nguyên, đa đảng trong quá khứ đó không hề đem lại lợi ích gì cho quốc gia, dân tộc, không hề đấu tranh giành độc lập, chính quyền và đánh đuổi giặc ngoại xâm, mà chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử với những tên gọi khác nhau là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước đứng lên đấu tranh kháng chiến chống thù trong, giặc ngoài.
Ngược lại thêm về lịch sử, trước năm 1988, chúng ta vẫn còn 2 tổ chức chính trị yêu nước khác là Đảng Dân chủ của Tổng thư ký Nghiêm Xuân Yêm và Đảng Xã hội của Tổng thư ký Nguyễn Xiển đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản, tư sản yêu nước và giới tri thức, được thành lập dưới sự vận động của Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương tập hợp đoàn kết những giai cấp tầng lớp yêu nước khác. Sau khi hoàn thành sứ mệnh cách mạng lịch sử của mình hai đảng này đã tuyên bố tự giải tán.
Lịch sử hệ thống chính trị Việt Nam đã từng có đa nguyên, đa đảng nhưng có được dân chủ hay vẫn là những áp bức, bất công hay phản động của những tổ chức chính trị đã từng tồn tại cùng Đảng Cộng sản gây ra. Bởi vậy ngay từ khi nắm chính quyền và sau này là duy nhất nắm quyền lãnh đạo đất nước thì Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn hoàn thành tốt sứ mệnh của mình là lãnh đạo đất nước vượt lên khó khăn, phát triển, không có biểu tình bạo loạn, không có xả súng tự do, không có chuyện người dân mành trời chiếu đất biểu tình đòi lật đổ chính quyền, người dân yên ổn với cuộc sống, không cần phải rời bỏ quê hương như những “miền đất hứa” có đa nguyên, đa đảng mà rận chủ vẫn ngày đêm lên tiếng mị dân.
2. Rận chủ và bài ca “công hàm ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng” vấn đề này càng không phải mới . Theo quy định của Hiệp định Geneva thì đất đai, vùng trời, vùng biển, các đảo, quần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa) thuộc quyền quản lý của chính quyền phía dưới vĩ tuyến 17. Tất nhiên, lúc đó là chính quyền Quốc gia Việt Nam của Quốc trưởng Bảo Đại đang nắm giữ và có ảnh hưởng chính trị phần lớn phía dưới vĩ tuyến 17 và vẫn được quốc tế thừa nhận. Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
3. Luận điệu khơi lại những sai lầm: trong đó nhấn mạnh sai lầm về cải cách ruộng đất, thư hỏi Việt Nam cộng hòa trước đây cũng như nhiều nước tư bản hiện nay có quốc gia nào mà chưa có sai lầm. Sai lầm lớn nhất của Việt Nam cộng hòa là chia rẽ đất nước, đưa đế quốc Mỹ vào tàn phá đất nước, giết hại chính đồng bào mình. Phải chăng điều đó là biểu tượng của thế giới tự do và rồi những nhà lãnh đạo mà rận chủ tung hô đã trốn ra nước ngoài mà bỏ mặc “nhân dân” của mình. Hay hiện nay nhiều sai lầm trong đường lối của nhiều nước tư bản, đa nguyên đa đảng mà bên bờ vực sâu của nợ công, phá sản như các nước Hy Lạp, Tây Ban Nha,…thậm chí Chính phủ Mỹ phải nhiều lần đóng cửa.
Vậy nên rận chủ có nói gì đi chăng nữa cũng không làm cho nhân dân Việt Nam phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhân dân với đất nước và nên từ bỏ ý định đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp.
Giang Sơn
Nguồn: Non sông Việt Nam