Trang chủ Biển - Đảo 5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa –...

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa – Kỳ 3: Đá Gạc Ma

232
0

Đến cuối 2018 đầu 2019, phía Trung Quốc đã hoàn tất và đưa vào sử dụng 1 bãi đáp trực thăng ở phía đông nam, cầu cảng ở phía tây bắc của bãi đá Gạc Ma.

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Hệ thống rada đối hải (màu xanh rằn ri) trên bãi Gạc Ma, hình chụp giữa 2019 – ẢNH: MAI THANH HẢI

Đá Gạc Ma là một bãi san hô thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa (H.Trường Sa, Khánh Hòa). Gạc Ma bị Trung Quốc cưỡng chiếm vào ngày 14.3.1988.

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma – Ảnh: Mai Thanh Hải

Bãi đá Gạc Ma gồm 1 rạn đá ngầm màu nâu được bao quanh bởi vành đai san hô trắng và chủ yếu ngập chìm dưới nước. Đá này nằm gần sát 2 đảo hiện đang được lực lượng của lữ đoàn 146, Bộ tư lệnh Vùng 4 hải quân đóng giữ là Cô Lin (cách 4 hải lý) và Len Đao (7 hải lý).

Gạc Ma cũng cách xã đảo Sinh Tồn (H.Trường Sa) khoảng 11 hải lý.

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Khu đồn trú của binh sĩ Trung Quốc trên bãi Gạc Ma, cuối năm 2013 – Ảnh: Mai Thanh Hải

Ngày 14.3.1988, phía Trung Quốc bất ngờ nổ súng bắn cháy, chìm 3 tàu vận tải quân sự, giết hại 64 cán bộ chiến sĩ hải quân Việt Nam đang xây dựng trên đảo Gạc Ma.

Ngay sau khi chiếm được Gạc Ma, phía Trung Quốc dựng vài kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ làm doanh trại cho binh lính đồn trú.

Đến năm 1989, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ là nhà bê tông 2 tầng cùng với các thiết bị thông tin liên lạc, vũ khí phòng ngự.

Từ đầu 2014, phía Trung Quốc ào ạt huy động nhân lực, phương tiện bơm hút cát, mang vật liệu, thiết bị để xây dựng thành đảo nhân tạo với nhiều công trình quan trọng.

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Từ đầu 2014, các tàu vận tải lớn của Trung Quốc tập nập kéo ra Gạc Ma – Ảnh: Mai Thanh Hải

Hiện tại, phía Trung Quốc đã tôn tạo, xây dựng trên diện tích 13,2 ha ở bãi đá Gạc Ma. Bên cạnh đó, họ còn nạo vét luồng theo hướng bắc – nam với chiều dài 900 – 1.000 m, rộng khoảng 250 – 400 m, đủ cho các tàu trọng tải 4.000 tấn ra vào âu tàu phía trong bãi và cập cảng phía bắc.

Các công trình đã đưa vào sử dụng, gồm: Tòa nhà kiên cố cao 26 – 27m gồm 8 tầng, tại 4 góc nhà đều bố trí các lỗ châu mai – lỗ bắn. Trên nóc nhà bố trí 2 ra đa hàng hải, 2 ăng ten parabol và 1 thiết bị đảm bảo bay có quả cầu che…

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Chiếc tàu vận tải này hạ tấm chắn trước mũi thành cầu cảng cho xe lên xuống chở vật liệu xây dựng – nh: Mai Thanh Hải

Trên tòa nhà, phía Trung Quốc lắp ra đa điều khiển hỏa lực, hệ thống kính ngắm quang học hiện đại. Tầng 5 của tòa nhà được lắp 2 bệ pháo 30 mm (7 nòng) và tầng 1 lắp 2 bệ pháo 76 mm.

Ngoài hệ thống súng pháo trên nhà 8 tầng, còn có 1 vị trí hỏa lực lắp đặt pháo 76 mm, pháo 30 mm quay hướng đông bắc luôn có quân nhân trực canh 24/24 trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và họ chỉ chui ra khỏi bệ pháo khi đổi ca trực.

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Trạm trộn bê tông tươi và đổ cốt nền xây dựng – Ảnh: Mai Thanh Hải

Ngoài ra, trên đá Gạc Ma còn có 2 tháp ra đa đối không – đảm bảo bay cho máy bay, 1 tháp viễn thông thu phát sóng 4G cao khoảng 50 m, 2 cột điện gió cùng hệ thống pin năng lượng mặt trời, 1 ngọn hải đăng cao 50 m, bán kính chiếu xa khoảng 40 km…

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Hệ thống máy xúc và đóng cọc  – Ảnh: Mai Thanh Hải

Đến cuối 2018 đầu 2019, phía Trung Quốc đã hoàn tất và đưa vào sử dụng 1 bãi đáp trực thăng ở phía đông nam, cầu cảng ở phía tây bắc của bãi với chiều dài khoảng 100 m; xây dựng 1 bến nghiêng rộng 20 – 30 mcác loại xe vận tải, xe bánh xích, xe bánh lốp dễ dàng cơ động lên đảo từ những tàu vận tải đổ bộ, chở quân… Bên cạnh đó, hệ thống ra đa đối hải – chống ngầm đã được Trung Quốc triển khai ở Gạc Ma.

Một số hình ảnh bãi Gạc Ma, từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng, tôn tạo trái phép thành đảo nhân tạo:

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Làm cầu cảng rất nhanh chóng – Ảnh: Mai Thanh Hải

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

2 tàu vận tải đổ bộ túc trực bảo vệ việc xây dựng- Ảnh: Mai Thanh Hải

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Các công nhân xây dựng chơi bóng cùng binh sĩ đồn trú – Ảnh: Mai Thanh Hải

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Khu nhà trung tâm nhanh chóng mọc lên, giữa năm 2015 – Ảnh: Mai Thanh Hải

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Các hệ thống máy cẩu được huy động làm việc ngày đêm – Ảnh: Mai Thanh Hải

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Giữa năm 2016, đảo nhân tạo trái phép đã cơ bản hoàn thiện các hạng mục công trình lớn – Ảnh: Mai Thanh Hải

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Binh sĩ Trung Quốc thao tác kỹ thuật bên hệ thống pháo phòng ngự – Ảnh: Mai Thanh Hải

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Đến đầu năm 2019, các cây xanh phía Trung Quốc mang ra trồng đã phát triển và dần che khuất các công trình trên đảo nhân tạo – Ảnh: Mai Thanh Hải

Nguồn: Thanh niên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây