Trang chủ Loa Phường Người tiêu dùng sẽ mất gì nếu Việt Nam thay đổi chính...

Người tiêu dùng sẽ mất gì nếu Việt Nam thay đổi chính sách với ngành điện?

187
0

Ngày 20/03/2019, Bộ Công thương đã điều chỉnh giá điện tăng 8,36%, trong khi vẫn áp dụng cách tính giá lũy tiến. Khoảng ngày 25/04, báo chí chính thống phản ánh rằng mức tăng mới của giá điện, cách tính giá lũy tiến, và việc người dân gia tăng sử dụng điện trong những ngày hè, đã khiến hóa đơn tiền điện của một số hộ dân ở TP.HCM tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần so với tháng trước, thay vì chỉ tăng 8,36% như mức điều chỉnh của Bộ. Trước phản ứng đa chiều của dư luận, ngày 19/05, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về cơ sở pháp lý và quá trình thực hiện việc tăng giá điện năm 2019, đồng thời thông báo sẽ xây dựng biểu thang giá điện mới để phù hợp hơn với nhu cầu dân sinh. Ngày 20/05, Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ có báo cáo minh bạch về cách tính giá điện, thời điểm tăng giá điện…

Người tiêu dùng sẽ mất gì nếu Việt Nam thay đổi chính sách với ngành điện?

Tuy nhiên, khi đưa tin về báo cáo ngày 19/05 của Bộ Công Thương, nhiều tờ báo chính thống đã tập trung mô tả 1 chi tiết gây tranh cãi trong báo cáo. Đó là việc “Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo chí (…) phản ánh chính xác, khách quan, không đưa thông tin trái chiều về giá điện; đồng thời có các biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc, đưa thông tin không đầy đủ, khách quan về đợt điều chỉnh giá điện vừa qua nhằm kích động, gây rối trật tự, an toàn xã hội”.

Được lối đưa tin trên thúc đẩy, trong tuần qua dư luận phi chính thống đã khai thác chủ đề này theo 3 hướng, mỗi hướng nhắm vào một mục tiêu khác nhau. Hướng đầu tiên nhắm vào chính sách: phản bác cách lý giải của Bộ, đòi minh bạch chi phí sản xuất điện, đòi tư hữu hóa ngành điện. Hướng thứ hai nhắm vào phát ngôn và cá nhân quan chức: công kích việc Bộ Công Thương đề nghị xử lý những cá nhân cố tình đưa tin sai sự thật về việc điều chỉnh giá điện; và công kích cá nhân, đòi truy tố Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Hướng thứ ba nhắm vào chế độ chính trị: lợi dụng dư luận bức xúc về giá điện để tuyên truyền chống Nhà nước, đồng thời liên tưởng đến các cuộc biểu tình chống tăng giá xăng ở Paris.

Cụ thể, hướng tuyên truyền đầu tiên, nhắm vào chính sách của ngành điện Việt Nam, xoay quanh 3 ý kiến.

Trong ý kiến đầu tiên, nhiều cá nhân nói rằng thay vì chỉ tuyên bố giá điện của Việt Nam vẫn thấp hơn nước ngoài, Bộ Công Thương cần minh bạch chi phí đầu vào của việc sản xuất điện điện, để chứng minh rằng giá điện thấp không phải do chi phí đầu vào thấp gây ra, và để chứng minh rằng giá điện đang tăng tỉ lệ thuận với chi phí.

Trong ý kiến thứ hai, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả Bộ Tài Chính, nói với RFA rằng Bộ Công Thương nên ngừng áp dụng cách tính giá lũy tiến.

Trong ý kiến thứ ba, nhiều cá nhân đòi bỏ thế độc quyền của tập đoàn EVN, cho ngành điện Việt Nam vận hành theo quy luật kinh tế thị trường, với niềm tin rằng thị trường tự do sẽ buộc các nhà cung cấp điện phải giảm giá, tăng minh bạch thông tin, tăng chất lượng dịch vụ.

Vì 3 ý kiến vừa nêu được nhắc lặp đi lặp lại khá nhiều, có thể trong thời gian tới, chúng sẽ tạo thành một gói yêu sách quen thuộc của phong trào phản đối việc tăng giá điện.

Trong 3 ý kiến vừa nêu, ý kiến rằng Bộ Công Thương cần minh bạch thông tin về chi phí sản xuất điện có thể đáng xem xét. Trong khi đó, chúng tôi tin rằng dư luận nên xem xét 2 ý kiến còn lại một cách thận trọng hơn.

Ý kiến thứ hai, rằng Việt Nam nên ngừng áp dụng cách tính giá điện theo lũy tiến, có thể bị phản bác vì ít nhất 2 lý do. Thứ nhất, Việt Nam áp dụng cách tính giá điện theo lũy tiến không chỉ để khuyến khích người dân tiết kiệm điện, mà còn để hỗ trợ tiền điện cho các hộ dân có thu nhập thấp. Cụ thể, trong năm 2018, số hộ dân sử dụng điện sinh hoạt dưới 100 kWh là 9 triệu hộ, chiếm 35% tổng số hộ sử dụng điện của Việt Nam. Nói cách khác, 1/3 dân số Việt Nam đang được hỗ trợ tiền điện bằng cách tính giá hiện tại. Thứ hai, nhiều quốc gia khác trong khu vực – như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia – cũng đang áp dụng cách tính giá điện theo bậc thang. Như vậy, trong trường hợp Bộ Công thương minh bạch thông tin về chi phí sản xuất điện, để chứng minh rằng người nghèo thực sự hưởng lợi từ cách tính giá điện hiện nay, chúng ta có lý do để giữ nguyên cách tính giá điện.

Người tiêu dùng sẽ mất gì nếu Việt Nam thay đổi chính sách với ngành điện?

Người tiêu dùng sẽ mất gì nếu Việt Nam thay đổi chính sách với ngành điện?

Ý kiến thứ ba, rằng việc thị trường hóa ngành điện có thể khiến giá điện giảm, sẽ mâu thuẫn với một báo cáo năm 2018 của World Bank. Chính World Bank đã đưa ra lời khuyên rằng EVN cần tăng giá điện. Nếu muốn ngành điện Việt Nam vận hành theo giá thị trường, dư luận phải chấp nhận rằng giá điện sẽ tăng cao hơn mức hiện tại.
Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây