Trang chủ Hồ sơ - Tư liệu Cách Mạng Hoa Hồng Ở Gruzia – Thành Công Vang Dội Đáng...

Cách Mạng Hoa Hồng Ở Gruzia – Thành Công Vang Dội Đáng Tự Hào Của Cách Mạng Sắc Màu

250
0

Cuộc Cách mạng hoa hồng diễn ra vào tháng 11 năm 2003 tại Gruzia là một cuộc chuyển đổi quyền lực quan trọng của đất nước này, đánh dấu sự thắng thế của quyền lực thân phương Tây tại đất nước này nói riêng và khu vực Đông Âu nói chung. Sự thành công của Cách mạng hoa hồng đến từ chuỗi biểu tình liên tục phản đối chính quyền của Tổng thống Eduard Shevardnadze trong suốt kỳ bầu cử Quốc hội. Sự kiện này bắt nguồn từ thời điểm cao trào, khi những người biểu tình do Mikheil Saakashvili dẫn đầu đã xông vào phiên họp Quốc hội với những bông hồng đỏ trong tay.

Cách Mạng Hoa Hồng Ở Gruzia - Thành Công Vang Dội Đáng Tự Hào Của Cách Mạng Sắc Màu

20 ngày biểu tình từ tháng 3 đến 23/11/20013, Cách mạng Hoa hồng đã mở đầu cho cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội mới ở Gruzia. Sau Cách mạng hoa hồng, Gruzia đã theo đuổi chính sách đối ngoại thân phương Tây và tuyên bố hội nhập với EU và NATO, gây ra xung đột căng thẳng giữa Gruzia và Nga, kéo dài cho đến ngày nay.

Nhân tố quan trọng nhất của Cách mạng hoa hồng là các tổ chức NGOs. Đến cuối năm 2000, số lượng NGOs ước tính ở Gruzia là khoảng 4000 tổ chức. Bộ luật Dân sự năm 1997 của nước này đã tạo điều kiện cho các tổ chức NGOs dễ dàng đăng ký và hoạt động. Một vài tổ chức NGOs lớn đã dễ dàng có khả năng ảnh hưởng đến chính phủ bằng các hoạt động vận động hành lang, tạo đòn bẩy trong quốc, dù cho công chúng Gruzia không mấy quan tâm đến các tổ chức này. Thế nhưng, bằng các hoạt động tuyên truyền và giáo dục, các NGOs này đã thuyết phục người dân tích cực hơn trong việc góp ý với chính phủ. Hai tổ chức quan trọng nhất là Hiệp hội Luật sư trẻ Gruzia và Viện Tự Do, hai tổ chức này liên tục truyền bá về nhân quyền, quyền tự do thông tin… trong một thời gian dài trước khi xảy ra Cách mạng hoa hồng.

Các tổ chức NGOs kiểu này được công khai nhận tài trợ từ nước ngoài, mà chủ yếu là Mỹ. Nhân viên của các NGOs được trả mức lương cao hơn hẳn so với làm việc tại các cơ quan nhà nước của Gruzia. Một mạng lưới các NGOs đã được hình thành với sự hậu thuẫn tài chính từ Mỹ và NATO và cùng hợp sức phản đối chính quyền sở tại của Gruzia trong suốt quá trình bầu cử quốc hội kết hợp với một quốc hội dễ dàng bị “vận động hành lang” bởi chính các NGOs này.

3 năm trước Cách mạng hoa hồng, hỗ trợ tài chính của nước ngoài cho chính phủ  Gruzia bị cắt giảm nghiêm trọng, Hoa Kỳ và Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) tuyên bố giảm viện trợ cho Gruzia, thay vào đó là gia tăng tiền tài trợ cho các NGOs ở Gruzia. Một nguồn tài trợ đáng kể đã được đầu tư cho tổ chức giám sát bầu cử tại đây. Hoa Kỳ và Châu Âu đã cấp cho OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu) không ít tiền để các nước châu Âu cử người sang giám sát bầu cử, đồng thời Cơ quan Phát triển quốc tế USAID đã chi 1,5 triệu USD để tin học hóa các cử tri Gruzia. Mạng lưới các tổ chức NGOs theo xu hướng vận động dân chủ cũng được tài trợ, đặc biệt là cho các nhà hoạt động sinh viên và đồng tính nữ.

Cách mạng hoa hồng ở Gruzia dễ khiến chúng ta liên hệ đến các hoạt động của phe NGOs tại Việt Nam. Đây là thế lực thân Mỹ có nguồn tài chính dồi dào nhất hiện nay và không ngừng tích cực nuôi dưỡng đám đông chống chính quyền một cách công khai và gia tăng quyền lực bằng cách “vận động chính sách) qua con đường truyền thông. So sánh với Cách mạng hoa hồng ở Gruzia, ta có thể thấy phe này đang lần lượt thực hiện các bước:

– Nhận tài trợ từ nước ngoài (Mỹ hoặc EU), trả mức lương rất cao cho nhân viên

– Tổ chức các khóa đào tạo nhà hoạt động và nhà vận động chính sách

– Liên hệ với báo chí để đẩy truyền thông xuyên tạc về các chính sách, tạo thái độ coi thường các quyết sách của chính phủ trong người dân

– Liên kết mạng lưới các luật sư để tạo uy tín về pháp lý trong vận động chính sách và chỉ trích chính quyền (thông qua liên hệ với Luật khoa Tạp chí, liên hệ với các luật sư tự do để khuyến khích lên tiếng bảo vệ những người dân thường xuyên phản đối chính quyền, tuyển dụng các luật sư vào tổ chức…)

– Thường xuyên liên kết với nhau để duy trì mạng lưới

– Thực hiện theo dõi và ghi chép  phát ngôn của đại biểu quốc hội như một hình thức giám sát quốc hội

– Tuyên truyền sách vở về bầu cử, quốc hội và nhân quyền

– Móc ngoặc chặt chẽ với các chính trị gia thân Âu Mỹ ở nước ngoài bằng cách thường xuyên gửi các khuyến nghị lên UPR

Với sự lớn mạnh hàng ngày của các tổ chức NGOs tại Việt Nam, một viễn cảnh không xa sẽ là cuộc biểu tình lật đổ chính phủ đúng theo phương châm bất bạo động giống như ở Gruzia. Tuy nhiên, một thực tế không thể chối cãi, đó là dù người dân Gruzia có cái thứ được gọi là dân chủ nhân quyền nhưng họ vẫn không có hòa bình và hạnh phức. Chỉ một thời gian sau, khi Mỹ và EU không còn đủ lực tài chính để “nuôi” dân Gruzia thì đất nước này lập tức rơi trở lại vào tình trạng khó khăn và lại đối mặt với việc bị Nga kiểm soát một lần nữa.
Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây