Trang chủ Luận bàn - Phản biện Báo chí thời thổ tả và miệng lưỡi đám dẻ rách

Báo chí thời thổ tả và miệng lưỡi đám dẻ rách

203
0

Mõ đã phải thốt lên như thế sau khi đối chiếu tít bài trên báo Thanh niên và nội dung phát biểu của đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) bên lề Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số tội liên quan đến hiếp dâm, dâm ô được quy định tại bộ luật Hình sự.

Báo chí thời thổ tả và miệng lưỡi đám dẻ rách

Toàn văn phát biểu của Đại biểu Cầu như sau: “Theo đại biểu Cầu, từ thực tiễn điều tra án ở địa phương ông thì dự thảo lần này quy định vừa thừa lại vừa thiếu.

Cụ thể, ở điều 2 – “Hành vi quan hệ tình dục khác” có dẫn quy định tại khoản 1 điều 141, khoản 1 điều 142, khoản 1 điều 143, khoản 1 điều 144 và khoản 1 điều 145 của bộ luật Hình sự là “những hành vi quan hệ tình dục không phải hành vi giao cấu, nhưng vẫn nhằm làm thỏa mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội” nêu ví dụ: “người phạm tội sử dụng tay, chân, lưỡi, miệng, các dụng cụ tình dục hoặc bất cứ công cụ nào khác để kích thích âm đạo, dương vật hoặc hậu môn của người bị hại; hoặc người phạm tội đưa bộ phận sinh dục của mình vào miệng hoặc hậu môn của người bị hại nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục”.

Vậy “đối tượng phạm tội bắt người bị hại thực hiện những hành vi ấy cho mình thì sao?”, ông Cầu đặt câu hỏi.

“Khi tôi còn là Trưởng Công an huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), đã từng gặp một vụ án tương tự. Đối tượng mới đi tù về, vào rừng gặp hai dì cháu đang ngủ trông mía trong lán đã khống chế để hiếp dâm. Người dì đã van xin, bảo cháu chưa lấy chồng, tha cho người cháu, chỉ hiếp người dì thôi, nhưng đối tượng không đồng ý, hiếp dâm người dì và bắt người cháu phải có những hành vi thỏa mãn tình dục cho mình. Rõ ràng hành vi của đối tượng với người cháu cũng là hành vi tình dục khác chứ? Do đó, chỗ này phải bổ sung thêm”, đại biểu đề nghị.

Vấn đề thứ hai là hành vi dâm ô, dự thảo quy định “sờ, bóp, hôn vào nhũng bộ phận, vùng nhạy cảm (ví dụ: bộ phận sinh dục, ngực, vùng mặt, đầu, đùi, mông…) trên cơ thể người dưới 16 tuổi”, theo đại biểu cũng là vô lý.

Đại biểu cho rằng quy định như vậy thì gặp trẻ con hàng xóm, xoa đầu một cái cũng có thể bị khép vào tội dâm ô. Do đó, quy định “vùng mặt” thì có thể có lý, nhưng “vùng đầu” thì cần điều chỉnh lại.

Ngược lại, lại có những hành vi dâm ô chưa được liệt kê trong dự thảo, như hành vi nhìn.

“Tụt quần xuống, phanh áo ra trẻ em ra để nhìn có phải là hành vi dâm ô không? Chúng tôi cũng đã xử lý một vụ án như vậy. Đối tượng thích một cháu bé, đã nhiều lần nằm trên giường ôm, hôn cháu; thậm chí còn tụt quần cháu để nhìn. Đấy chính là hành vi dâm ô và là một thực tế đã diễn ra mà chưa được quy định vào đây”, đại biểu nói”.

Hết trích. 

Xin được trích lại toàn văn đoạn phát biểu mà báo thanh niên lấy một câu trong đó để làm tít bài: “Tụt quần xuống, phanh áo ra trẻ em ra để nhìn có phải là hành vi dâm ô không? Chúng tôi cũng đã xử lý một vụ án như vậy. Đối tượng thích một cháu bé, đã nhiều lần nằm trên giường ôm, hôn cháu; thậm chí còn tụt quần cháu để nhìn. Đấy chính là hành vi dâm ô và là một thực tế đã diễn ra mà chưa được quy định vào đây”, đại biểu nói”.

Thật hết nói với cách giật tít nói trên của báo Thanh niên. Rõ ràng trong cách nêu vấn đề của mình, Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu đã cho đó là nội dung chưa được quy định trong dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số tội liên quan đến hiếp dâm, dâm ô được quy định tại bộ luật Hình sự. Do đó ông đề nghị bổ sung để hoàn thiện. Mà theo ông nó đã diễn ra trên thực tế và đã được định tội bấy lâu nay. 

Vậy mà trên nền tảng nội dung bổ sung của đại biểu này Báo Thanh niên đã đặt ra vấn đề: “Lột quần áo trẻ em nhìn sẽ không khép vào tội dâm ô?”. 

Khách quan mà nói thì về hiệu ứng xã hội, cách giật tít báo sẽ làm cho vấn đề trở nên được quan tâm hơn; buộc cơ quan dự thảo nghị quyết này lưu tâm hơn đối với vấn đề được nêu lên. 

Nhưng đó là khía cạnh tích cực duy nhất từ việc này. Và nó sẽ trở nên biến tướng khi được trao gửi vào miệng lưỡi đám dẻ rách. Chúng sẽ xuyên tạc và cho rằng những người làm luật đang cố tình bao che, bao biện và sử dụng điều đó để tránh tội khi xảy ra. Câu chuyện liên quan nguyên Viện phó VKS Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh cũng được đưa vào để làm minh hoạ… Trong khi ai cũng biết với những phân tích sâu sắc của Đại biểu Cầu dễ thấy vấn đề này sẽ được tiếp thu… 

Riêng vấn đề này, đã đến lúc cơ quan hữu trách quản lý báo chí cần có một sự chấn chỉnh thực sự nghiêm túc. Còn không báo chí sẽ mất đi vai trò thường thấy của mình! Là cánh tay nối dài cho bè lũ những kẻ chuyên phá bĩnh, gây chuyện!

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây