Bài phát biểu của “anh hề” tổng thống Ukraina đang được rất nhiều cư dân mạng yêu thích vì sự thẳng thắn và tham vọng của vị tân tổng thống này. “Anh hề” kêu gọi toàn dân Ukraina đoàn kết và hứa hẹn giải quyết các vấn đề về xung đột chính trị, đói nghèo, nạn tham nhũng. Thật là đáng để kỳ vọng. Tuy nhiên, anh hề này có thực hiện được lời hứa hay không thì cần xem xét. Ukraina là một quốc gia ẩn chứa nhiều mâu thuẫn không phải chỉ chính trị mà còn sắc tộc và tôn giáo. Các quan chức không “bán nước” cho Mỹ thì cũng “bán nước” cho Nga, nên việc các quan chức bị mua chuộc và tham nhũng là không thể tránh khỏi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc biểu tình bạo loạn lớn có tên là Cách mạng Cam. Nhân cảm hứng từ bài phát biểu của “anh hề”, ta hãy cùng nhau ôn lại chuyện cũ về Cách mạng Cam tại Ukraina.
Cuộc Cách mạng Cam lần đầu được diễn ra bằng một loạt các cuộc biểu tình kéo dài từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 1 năm 2005, ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Ukraina năm 2004. Cuộc bầu cử tổng thống này bị truyền thông từ các NGOs đã được Mỹ cấp vốn nuôi dưỡng trong nhiều năm tuyên bố là gian lận, những người này được gọi là các “giám sát viên bầu cử” từ nước ngoài và từ các tổ chức trong nước. Hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình hàng ngày để đòi lật đổ chính quyền mới. Nếu chúng ta nhớ lại những phong trào dân chủ tại Việt Nam đòi giám sát bầu cử và tự ứng cử vào năm 2014, ta sẽ dễ dàng nhận ra cách thực hiện ý hệt, tuy nhiên những tuyên truyền bôi nhọ cuộc bầu cử không có ảnh hưởng rộng lớn trong dân Việt.
Tuy nhiên, trong những năm sau đó, Cách mạng Cam ngày càng suy thoái khi liên tục có tranh chấp phe phái trong nội bộ Ukraina giữa phe thân NATO và thân Nga. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010, Yanukovych đã trở thành người kế nhiệm của Yushchenko với tư cách là Tổng thống Ukraine sau khi Ủy ban bầu cử trung ương và các nhà quan sát quốc tế tuyên bố rằng cuộc bầu cử tổng thống được tiến hành công bằng. Tuy nhiên, Yanukovych lại bị lật đổ vào tháng 2 năm 2014 tại Quảng trường Độc lập của Kiev bởi chính Cách mạng Cam. Cuộc lật đổ này đẫm máu, đã khiến hơn 100 người chết, xảy ra chủ yếu từ ngày 18 đến 20 tháng 2 năm 2014.
Xung đột leo thang cao điểm dẫn tới vụ tranh chấp Crưm. Mâu thuẫn Crưm đã đẩy cao mâu thuẫn sắc tộc vốn có ở Ukraina – đất nước mà hơn nửa dân số là người gốc Nga và có xu hướng thân Nga rõ rệt. Việc tuyên bố đòi lại Crưm của “anh hề” tổng thống cho thấy trong thời gian sắp tới, một lần nữa Ukraina sẽ tiếp tục một cuộc tranh chấp sắc tộc, bởi vì đòi lại Crưm cho người Ukraina thực ra là đòi lại Crưm cho những người Ukraina thân Mỹ. Thế nên người Việt đừng vội ngưỡng mộ tinh thần dân tộc của anh hề tổng thống này, giống như ta không nên dễ dàng tin luận điệu ‘yêu nước’ của những người tham gia biểu tình. Yêu nước thế nào được khi mồm chửi Trung Quốc nhưng tay vẫn nhận tiền của Mỹ.
Nguồn: Loa Phường