Từ khi Luật an ninh mạng có hiệu lực đã có rất nhiều nghi vấn xoay quanh các trang mạng xã hội về sự quản lý cũng như mức độ tuân thủ pháp luật của Việt Nam. Cho đến nay, các ông lớn của mạng xã hội như facebook, twitter…đang có thái độ hợp tác rất tích cực với Việt Nam.
Facebook là mạng xã hội lớn có nhiều người dùng tại Việt Nam và đóng vai trò là nền tảng chính cho cả thương mại điện tử. Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Báo cáo của Facebook cho biết họ đã hạn chế quyền truy cập vào 1.553 bài và ba tài khoản tại Việt Nam, so với chỉ 265 “sự hạn chế” như vậy trong sáu tháng đầu năm 2018. Như vậy, Facebook đã tăng số lượng nội dung mà trang này hạn chế truy cập tại Việt Nam hơn 500% trong nửa cuối năm 2018.
Luật An ninh mạng có hiệu lực vào tháng 1/2019, theo đó yêu cầu các công ty phải đặt văn phòng tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu ở trong nước. Đồng thời yêu cầu các công ty có sự phối hợp với chính quyền đối với các hoạt động trên không gian mạng. Theo đó, Facebook đã xóa hơn 200 bài đăng có chứa nội dung chống nhà nước Việt Nam theo yêu cầu gỡ xuống của Chính phủ Việt Nam.
Sự hợp tác giữa các tập đoàn lớn với Chính phủ Việt Nam trong việc thực thi Luật an ninh mạng là điều cần thiết và đôi bên cùng có lợi. Tự do internet là điều cần thiết trong thế giới hiện đại nhưng sự tự do đó phải tuân theo một khuôn khổ nhất định để bảo đảm sự trong sạch của không gian mạng, cần phải có sự sàng lọc và lọi bỏ những hoạt động xấu, những thông tin độc hại mà người dùng vô ý hay cố ý đăng tải lên mạng xã hội.
Không chỉ riêng Việt Nam mà cho đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những quy định pháp lý ràng buộc vấn đề này. Các nước đều yêu cầu các tập đoàn lớn có sự phối hợp, hợp tác trong các hoạt động trên không gian mạng, tránh để người dùng lợi dụng sơ hở của mạng xã hội mà vi phạm pháp luật. Sau nhiều vụ khủng bố đẫm máu mà nguyên nhân tiềm ản xuất hiện trên mạng xã hội, Mỹ và các nước châu Âu đều yêu cẩu các nhà cung cấp dịch vụ cam kết nhiều điều khoản giống như Luật An ninh mạng của nước ta.
Việc facebook hợp tác với Chính phủ Việt Nam là điều đáng hoan nghênh, không có gì phải hổ thẹn cả. Muốn tồn tại thì phải tuân thủ theo quy định của các quốc gia sở tại, đó là quy luật sinh tồn tự trước đến nay, nếu không tuân thủ thì sẽ bị tạm ngừng hoạt dộng tại Việt Nam và hậu quả còn to lớn hơn việc là tự mình loại bỏ những thứ xấu xa, độc hại trên nền tảng mạng xã hội của mình.
Công Lý