Trang chủ Luận bàn - Phản biện "Dân Oan Cồn Dầu" Đến Trụ Sở Tiếp Công Dân Trung Ương...

"Dân Oan Cồn Dầu" Đến Trụ Sở Tiếp Công Dân Trung Ương Để "Cầu Cứu"

264
0

Trên trang facebook Nguyễn Ngọc Nam Phong và nhathothaiha.net mới đây đăng tải bài viêt có tiêu đề “Tiếng kêu của giáo dân Cồn Dầu giữa trưa hè đổ lửa”, trong đó có đoạn “Nếu bạn có dịp đi qua ‘Trụ Sở Tiếp Công Dân Trung Ương’ tại số 1, đường Ngô Thị Nhậm, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Tp. Hà Nội bạn sẽ thấy hằng ngày vẫn có những nhóm người từ nhiều vùng quê khác nhau cầm băng rôn kêu oan khiếu kiện, nhất là khiếu kiện về đất đai đang đứng chờ đợi để mong được giản quyết”. Được biết, trong khoảng thời gian từ ngày 15/5-20/5 tại trụ sở tiếp dân Trung ương xuất hiện một nhóm người tự xưng là giáo dân của giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng di chuyển ra Hà Nội mang theo bang rôn, khẩu hiệu với nội dung “xin hãy cứu giáo dân Cồn Dầu”.

"Dân Oan Cồn Dầu" Đến Trụ Sở Tiếp Công Dân Trung Ương Để "Cầu Cứu"

Trang FB Nguyễn Ngọc Nam Phong chia sẻ bài viết về giáo dân Cồn Dầu

Giáo xứ Cồn Dầu thuộc thôn Cồn Dầu là một thôn toàn tòng Công giáo, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 4 km. Đây từng là một làng quê nghèo với những ruộng đồng phủ xanh lục bình và cỏ dại, mỗi năm chỉ cấy được một vụ lúa mà năng suất rất thấp, đường sá vẫn còn là những con đường đất.

Tuy nhiên, thời gian gần đây Cồn Dầu thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ đã có bước phát triển khá nhanh chóng. Những con đường dẫn đến Cồn Dầu đều đã được trải thảm nhựa với những dãy phố xá khang trang sầm uất, hạ tầng cơ sở được xây dựng, những khu thể thao hiện đại.

Có được điều này là do tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo thành phố Đà Nẵng. Được biết, Thôn Cồn Dầu có gần một ngàn hộ gia đình, trong đó có 420 hộ chính, còn lại là những hộ gia đình gồm con cái cháu chắt trước đây vẫn ở chung do không có điều kiện xây dựng nhà cửa, nay tách riêng hộ để được cấp đất luôn thể. Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cũng như lãnh đạo quận Cẩm Lệ đã có chủ trương cấp đất tùy theo diện tích đất mà các hộ di dời. Trong đó có một số người được cấp đến 5 lô đất, mỗi lô đất tại khu đô thị mới có giá trị bạc tỉ. Ngôi nhà thờ Cồn Dầu vẫn giữ nguyên, ngoài ra còn cấp thêm 3000m2 đất để giáo xứ mở rộng và tạo cảnh quan, vị trí của nhà thờ là trung tâm của khu du lịch sinh thái nên sẽ tạo điểm nhấn cho khách du lịch như Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Một thửa đất được cấp cho Dòng Don Bosco Sài Gòn cho việc xây dựng một Trung tâm đào tạo và dạy nghề ưu tiên cho những người dân Hòa Xuân nói chung và người dân Cồn Dầu nói riêng.

Kỳ lạ thay, vẫn còn hàng chục hộ gia đình ở giáo xứ Cồn Dầu không đồng tình với phương án tái định cư của TP Đà Nẵng đã có đơn thư khiếu kiện khắp nơi. Vì vậy, chiều ngày 24/4/2017, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức đối thoại với các hộ dân có đơn thư khiếu nại, các hộ dân khu vực giáo xứ Cồn Dầu chưa bàn giao mặt bằng và các hộ trước đây trong diện cưỡng chế thu hồi đất chưa làm thủ tục nhận đất tái định cư ở dự án khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân. Nhưng theo Báo Tuổi trẻ cho hay, dù trước đó UBND quận Cẩm Lệ đã gửi giấy mời trực tiếp đến 87 hộ dân, tuy nhiên chỉ có 3 hộ dân đến tham gia đối thoại.

"Dân Oan Cồn Dầu" Đến Trụ Sở Tiếp Công Dân Trung Ương Để "Cầu Cứu"

"Dân Oan Cồn Dầu" Đến Trụ Sở Tiếp Công Dân Trung Ương Để "Cầu Cứu"

"Dân Oan Cồn Dầu" Đến Trụ Sở Tiếp Công Dân Trung Ương Để "Cầu Cứu"

Một số người tự xưng là dân oan Cồn Dầu tập trung tại Trụ sở tiếp công dân TW để phản đối việc đền bù giải phóng mặt bằng

Ngày 15/5 vừa qua, do nghe lời xúi giục của các đối tượng xấu nên một nhóm người tự xưng là dân oan giáo xứ Cồn Dầu không chịu đối thoại với chính quyền thành phố Đà Nẵng mà ra trực tiếp Hà Nội mang theo bang rôn, khẩu hiệu đòi “công bằng” và vu cáo “chính quyền thành phố Đà Nẵng cưỡng chế, đập phá nhà dân”, gây mất trật tự công cộng. Đến ngày 20/5 hôm nay, họ vẫn tiếp tục “cầu cứu”.

Tại sao chính quyền Đà Nẵng đền bù cho họ một khu đất mới rộng rãi hơn, thuận tiện hơn mà họ không muốn mà cứ cố tình phản đối việc giải phóng mặt bằng? Phải chăng, điều này nằm trong tính toán của một số đối tượng xấu muốn lợi dụng việc đền bù giải phóng mặt bằng để xúi giục, kích động giáo dân khiếu kiện, biểu tình chống chính quyền nhân dân? Mà vật mang ra thí nghiệm chính là những người dân cầm bang rôn, khẩu hiệu dưới cái thời tiết khắc nghiệt của Hà Nội mấy ngày qua.

Dẫu biết rằng phải rời bỏ ruộng đồng, rời bỏ căn nhà từng gắn bó bao đời để đến một nơi ở mới là điều không ai muốn, nhưng sự thay đổi đó có lợi cho chính người dân, cho đại cuộc thì rất đáng để chấp nhận. Vì vậy, rất mong những người mang bang rôn, khẩu hiệu kia cần hết sức bình tĩnh tìm hiểu thấu đáo những lợi ích mang lại của việc phát triển đô thị của thành phố, cần biết hi sinh lợi ích trước mắt để tiến tới lợi ích lâu dài. Đồng thời, không nên làm những việc gây ảnh hưởng đến ANTT mà tự biến mình là những người vi phạm pháp luật.

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây