Ngày 14/5/2019, trong bài “Hội nghị trung ương 10 ‘làm nháp’ hay ‘làm thật’? đăng trên trang VOA của tác giả Phạm Chí Dũng đề cập đến nhiều vấn đề. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ đề cập đến góc độ thể hiện văn hóa trong giao tiếp, trong các bài viết của tiến sĩ Phạm Chí Dũng.
Thông thường, trên phương diện ngoại giao cũng như trong các bài viết, câu chuyện, …, khi nhắc đến lãnh đạo của một quốc gia, bao giờ người ta cũng gắn với “Ngài”, “Ông”,… hoặc gắn với chức danh của lãnh đạo đó như “Chủ tịch”, “Tổng thống”, …. Cách gọi đó được thực hiện ngay cả khi các quốc gia là đối địch của nhau.Thế mà trong bài viết của mình Phạm Chí Dũng lại viết “Ngày 14/5/2019, sau hơn một tháng kiên định ‘mất tích’ kể từ biến cố có thể là khá ghê gớm về tai biến mạch máu não tại ‘nhà Ba Dũng’ ở Kiên Giang, Nguyễn Phú Trọng được đưa tin kèm hình ảnh về ‘chủ trì lãnh đạo chủ chốt tại Hà Nội’. Có thể cho rằng Trọng đã chính thức tái hiện.” Ở đây, việc tiến sĩ Phạm Chí Dũng gọi các đồng chí nguyên lãnh đạo hoặc lãnh đạo Đảng, Chính phủ ta như trên, có thể nói là ngôn ngữ ở ngoài chợ. Đó không phải ngôn ngữ được thể hiện trong các bài viết.
Bài viết của Phạm Chí Dũng đăng tải trên VOA
Xét về khía cạnh văn hóa dân tộc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, còn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng sinh năm 1966, có nghĩa là cách nhau 22 tuổi. Có thể nói Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ngang tuổi với bậc sinh thành ra Phạm Chí Dũng, ấy vậy mà ông ta (Phạm Chí Dũng) lại gọi người đáng là bậc sinh thành của mình như vậy ư? Cách gọi như thế có phải là của người có học vị tiến sĩ như Phạm Chí Dũng không?
Ông Phạm Chí Dũng được gia đình, Đảng, Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện đi học, nghiên cứu đến bậc tiến sĩ nhưng lại tuyên bố rời bỏ Đảng, từ bỏ con đường mà cả dân tộc đang cùng nhau thực hiện để xây dựng đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Nếu tiến sĩ Phạm Chí Dũng chỉ đơn thuần là đưa ra những phân tích, nhận định có tính phản biện lại những khiếm khuyết trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách thì cũng rất có ích; nhưng không, ông ta quay lại đả phá mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ ta với lời lẽ rất cay độc, không khác mấy lời nói của những kẻ “đầu đường, xó chợ”. Phải chăng những đòi hỏi về quyền lợi, về chức tước (vô lối) của ông ta không được đáp ứng? Như vậy có thể nói tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã vô ơn đối với gia đình, làm mất uy tín của bậc sinh thành, vô ơn đối với chế độ đã cho ông ta cơ hội ăn học đến bậc tiến sĩ?
Nguyễn Thêu
Nguồn: Đấu trường dân chủ