Trò Mèo Của Phái Đoàn Ngoại Giao Mỹ Và Lê Công Định

Trò Mèo Của Phái Đoàn Ngoại Giao Mỹ Và Lê Công Định

Lại trò mèo của Phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Trò Mèo Của Phái Đoàn Ngoại Giao Mỹ Và Lê Công Định

Trước cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt 2019, nhằm dành lợi thế trong đối thoại, như thường lệ, Phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lại giở trò mèo, mời gặp cái gọi là “Một số các nhà bất đồng chính kiến tại Sài Gòn” để trao đổi ý kiến. Thực chất của cuộc gặp này là gì chắc ai cũng biết. Nó không nằm ngoài mục đích tiếp nhận các ý kiến của những kẻ chống phá chế độ và coi đó như một bằng chứng về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

Không rõ thực hư ra sao, RFA đã lu loa rằng, “Công an Việt Nam chặn một số nhà hoạt động, chức sắc gặp Phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ”, khiến cho một số người không thể đến dự. Tuy nhiên, bài viết trên RFA hoàn toàn không có một minh chứng nào dù nhỏ nhất để chứng minh cho cái gọi là “công an Việt Nam ngăn chặn…”. Những gì mà RFA viết ra, chỉ là “nghe hơi nồi chõ” từ cửa miệng của đám chống cộng núp bóng “Hội đồng liên tôn”. Và ai cũng biết, đó là thủ đoạn bẩn tưởi của RFA.

Tất nhiên, giả sử là họ có thể gặp được Phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đi chăng nữa thì số lạc loài ấy không thể đại diện cho tiếng nói của 90 triệu người dân Việt Nam.

Trong số những kẻ lu loa với quan thầy hải ngoại rằng mình không thể đi được có Hứa Phi, kẻ tự xưng là “Chánh trị sự đạo Cao Đài chân truyền”, “đồng Chủ Tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam” và Lê Công Định, một kẻ vừa mới chấp hành bản án với 3 năm quản chế tại địa phương. Vẫn chỉ cùng một luận điệu như được mớm trước, cả Hứa Phi và Lê Công Định đều nói là, bị công an chặn ở cửa, không cho ra ngoài. Lạ lùng là cả 2 tên Việt gian này đều có đầy đủ thiết bị ghi âm, ghi hình nhưng không hề cung cấp được bất kể một bức ảnh nào chứng minh cho lời nói của chúng.

Lê Công Định sinh 1/10/1968, từng là một luật sư, thành viên của Đoàn luật sư TP HCM, thành viên Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ, thành viên hội đồng đại diện cho Việt Nam – Hiệp hội Luật sư châu Á – Thái Bình Dương, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Định từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như: giảng dạy về luật Việt Nam cho sinh viên quốc tế trong chương trình trao đổi giữa khoa luật đại học Cần Thơ và đại học Pantheon – Assas (Paris ), luật sư thành viên Công ty DC Lawyers, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM và trước ngày bị bắt, Định làm việc tại Công ty luật Lê Công Định. Định cũng là chồng của Hoa hậu Việt Nam năm 1998, Nguyễn Thị Ngọc Khánh.

Ngày 13/6/2009, Định bị Cơ quan ANĐT Bộ Công an bắt khẩn cấp theo Điều 88, BLHS do “có các hành vi cấu kết với bọn cầm đầu phản động nước ngoài chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Quá trình điều tra, Lê Công Định đã thành khẩn nhận tội.

Xem: Lê Công Định thành khẩn nhận tội vào ngày 18/6/2009

Trong video clip này, Lê Công Định đã thành khẩn nhận tội, đúng như cơ quan điều tra đã kết luận.

Theo đó, từ năm 2005, Lê Công Định đã liên lạc với Nguyễn Sỹ Bình của Đảng Nhân dân Hành động tại Mỹ và Đảng Dân chủ Việt Nam bí danh “chị hai”. Định là thành viên của nhóm nhằm hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam bằng phương thức lập hai đảng đối lập có tên “Đảng lao động” và “Đảng xã hội” để tập hợp lực lượng, đánh từ ngoài vào trong để gây rối loạn lớn ở Việt Nam.

Với bí danh “chị Tư”, Lê Công Định được phân nhiệm vụ phụ trách cải cách hành chính, tư vấn pháp luật cho các đối tượng chống đối trong nước: Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải (Hải “Điếu cày”), Nguyễn Tiến Trung ở TP.HCM, biên soạn hàng chục tài liệu, phát tán trên các đài, báo và trang web thù địch với Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam và kêu gọi thay đổi chế độ, lợi dụng vấn đề bô-xít Tây Nguyên, Trường Sa – Hoàng Sa để kích động tư tưởng chống đối Đảng Công sản và Nhà nước Việt Nam.

Lê Công Định cũng tham gia bàn bạc trong loạt tài liệu do Trần Huỳnh Duy Thức biên soạn với nội dung bôi nhọ Thủ tướng và một số lãnh đạo của Việt Nam.

Lê Công Định đã biến việc bào chữa cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải thành diễn đàn tuyên truyền chống chế độ, xuyên tạc Hiến pháp, pháp luật, lên án chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Lê Công Định đã nhiều lần sang Mỹ, Thái Lan, gặp Nguyễn Sỹ Bình bàn bạc, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho thời điểm Việt Nam xảy ra “biến động chính trị” vào năm 2010. Đã trực tiếp tham gia biên soạn cuốn sách mang tính chất cương lĩnh hành động của nhóm với tựa đề Con đường Việt Nam và soạn thảo Tân Hiến pháp cho Việt Nam. Bản thảo Tân Hiến pháp gồm 9 chương, 106 điều, dài 112 trang

Lê Công Định có quan hệ chặt chẽ với một số đối tượng cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong, như Hà Đông Xuyến (Việt Tân), Phạm Nam Định (nhóm “Họp mặt dân chủ”), Đoàn Viết Hoạt (nhóm “Viễn tượng Việt Nam”). Luật sư Định được chấm chọn ra nước ngoài tham gia huấn luyện về phương thức “đấu tranh bất bạo động” để làm nòng cốt cho “phong trào dân chủ” trong nước.

Lê Công Định có các bí danh Nguyên Kha, Paul, C4 (Chị Tư). Nhờ có sự thành khẩn của Lê Công Định mà các hoạt động của Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung được nhanh chóng làm rõ.

Trò Mèo Của Phái Đoàn Ngoại Giao Mỹ Và Lê Công Định

Nói lời sau cùng tại phiên tòa chiều 20/01/2010 trước khi tòa vào nghị án, Định thừa nhận hành vi của mình và bày tỏ sự ân hận khi đã “đi ngược lại những đóng góp của gia đình trong 2 cuộc kháng chiến”. Chiếu cố sự thành khẩn nhận tội này, chiều 20/1/2010, tòa tuyên án Lê Công Định 5 năm tù giam, quản chế 3 năm về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Sáng 6/2/2013, Lê Công Định đã được ra tù sau hơn 3 năm chấp hành hình phạt tù. Định được giảm án, tha tù trước hạn so với án phạt 5 năm về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau khi ra tù, ông Định còn phải thi hành lệnh quản chế trong 3 năm tại địa phương.

Tuy nhiên, kể từ ngày về địa phương cho đến nay Lê Công Định vẫn tiếp tục có những hoạt động chống lại nhà nước và dân tộc. Nếu cứ tiếp tục con đường này, khong xa nữa Định sẽ lại đứng trước vành móng ngựa.

Khoai@

Nguồn: Tre làng

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *