Thời gian gần đây những đối tựơng xấu lợi dụng mạng xã hội để đưa tin sai sự thật về tự do báo chí ở Việt Nam, nhằm chống phá Đảng, nhà nước, phủ nhận thành quả cách mạng, đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Ngày 10 tháng 5 năm 2019, ‘Quan điểm lựa chọn’ đăng trên trang Facebook của Nguyễn Lân Thắng thông tin không đúng về tự do báo chí ở Việt Nam, nhằm tuyên truyền sai sự thật làm ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, phủ nhận công lao của Đảng Cộng Sản Việt Nam với cách mạng Việt Nam, đi ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
‘Quan điểm lựa chọn’ đưa tin về tự do báo chí ở Việt Nam: “ Nói về tự do báo chí ở Việt Nam tôi khá bi quan. Tôi cho rằng chừng nào còn tồn tại chế độ độc Đảng cai trị thì Việt Nam không thể có tự do báo chí”, đây là luận điệu ngu xuẩn của những kẻ ngu xuẩn, không hiểu gì về một nhà nước có chính quyền nói chung và nhà nước Việt Nam nói riêng.
Dân tộc ta có câu: “Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”, nghĩa là nếu mình biết được điều gì thì mới nói, không biết, không hiểu điều gì thì ngồi nghe người ta nói. Câu tục ngữ này đã phản ánh rất trung thực đời sống tinh thần, bản chất khiêm tốn, khiêm nhường của người Việt Nam, đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Vậy mà anh nói về tự do báo chí ở Việt Nam mà không hiểu gì về tự do báo chí, hay anh cố tình không hiểu để nhằm đạt được mục đich xấu xa của mình. Khi nói về tự do báo chí anh phải hiểu rằng, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con người. Song, thực hiện quyền đó ra sao lại phải căn cứ vào các quy định điều ước quốc tế; truyền thống văn hóa, đạo đức chế độ xã hội và hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Điều đó là tất yếu khách quan mà mỗi tổ chức và cá nhân ở bất cư quốc gia nào, trong đó có Việt Nam đều phải tuân thủ. Luật pháp quốc tế Điều 19, công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị, năm 1966 (ICCPR), đã khẳng định về quyền tự do báo chí: mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp. Mọi người có quyền tự do ngôn luận …
Tuy nhiên quyền này có thể phải chịu những hạn chế nhất định. Những hạn chế nhất định này phải được quy định trong pháp luật để: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác. Bảo đảm an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội. Điều 29, Tuyên ngôn nhân quyền thế giới cũng nhấn mạnh: Trong khi thụ hưởng các quyền và tự do cá nhân phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng với các quyền và tự do của những người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung. Pháp luật nhiều quốc gia có những quy định cụ thể về quyền tự do báo chí phù hợp với chế độ, luật pháp nước đó.
Chẳng hạn như ở Mỹ, Điều 2358, Bộ luật hình sự nghiêm cấm: In ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực và bạo lực. Ở Đức, Điều 18 , Hiến pháp Đức nhấn mạnh: Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận đặc biệt là tự do báo chí, tự do tuyên truyền làm công cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công dân. Tôi lấy dẫn chứng như vậy để anh hiểu được rằng trên cơ sở luật pháp quốc tế, các nước trên thế giới dù chế độ chính trị nào đi nữa, tự do báo chí cũng phải trong khuân khổ pháp luật nước đó quy định. Việt Nam chúng ta cũng không phải ngoại lệ, tự do báo chí ở Việt Nam cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế và được quy định trong pháp luật Việt Nam, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Quan điểm của Đảng và nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do báo chí và sẽ tiếp tục phát triển. Ngay từ khi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hiến pháp năm 1946 đã khẳng định người dân có quyền tự do báo chí. Cùng với sự phát triển của đất nước, quyền tự do báo chí ở Việt Nam càng được khẳng định, sâu rộng hơn, triệt để hơn, mọi người có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ “ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, quy định này được thể chế trong nhiều văn bản pháp luật Việt Nam, như: Bộ luật hình sự năm 2015, Luật Báo chí năm 2016…
Thực tế Việt Nam chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí của người dân. Tính đến nay, cả nước có 857 cơ quan báo chí, 199 cơ quan báo chí in, 658 tạp chí, 01 hãng thông tấn quốc gia, 67 cơ quan phat thanh truyền hình. Cơ quan báo chí đã trở thành cầu nối Đảng, nhà nước với nhân dân, là phương tiện để người dân kiểm tra giám sát thực thi pháp luật và đóng góp ý kiến phản biện, là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội, bảo vệ quyền của người dân.
Từ luật pháp quốc tế, quy định pháp luật của các nước trên thế giới về tự do báo chí, pháp luật và thực tiễn tự do báo chí ở Việt Nam, tôi cũng như mọi người có thể khẳng định: Việt Nam thực hiện đầy đủ quyền tự do báo chí, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam. Vậy mà anh mang trong mình dòng máu đỏ da vàng, là người con đất Việt lại dã tâm vi phạm pháp luật, lợi dụng tự do báo chí để cố tình đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam để vu cáo, hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, cổ súy cho các phần tử bất mãn, các đối tượng chống đối nhằm mục đích nhận lại những đồng đô la bẩn thỉu của các tổ chức phản động bố thí. Những luận điệu của anh chỉ lừa được những người nhẹ dạ, cả tin, còn những người dân như tôi thì điều đó thật lố bịch và hiểu rõ anh là kẻ ngu xuẩn, tầm thường. Tôi khuyên anh quay đầu là bờ, đừng bán rẻ lương tâm, danh dự của mình để rồi để lại tai tiếng muôn đời sau.
Nhật Thăng
Nguồn: Đấu trường dân chủ