Trang chủ Loa Phường Dân mạng tâm tư vụ giáo viên phạt học sinh quỳ bị...

Dân mạng tâm tư vụ giáo viên phạt học sinh quỳ bị phụ huynh kiện

147
0

Từ hôm qua đến nay, báo chí trong nước khai thác nóng chủ đề một phụ huynh có con học tại Trường THCS Tô Hiệu đã viết đơn kiến nghị gửi UBND và Phòng GD-ĐT huyện Thường Tín (Hà Nội) về việc cô giáo chủ nhiệm bắt con trai mình phải quỳ gối ngay trong giờ học. Vụ việc đang được các cấp của ngành giáo dục Hà Nội xem xét, điều tra.

Dân mạng tâm tư vụ giáo viên phạt học sinh quỳ bị phụ huynh kiện

Qua phản ánh của báo chí thì giáo viên phạt quỳ học sinh nói rằng, đây là yêu cầu của phụ huynh, có biên bản giữ giáo viên và phụ huynh cũng như học sinh này không học tốt, phụ huynh thiếu quan tâm đến con.

Trước vụ việc này, dân mạng đã có nhiều bình phẩm thể hiện tâm tư, lo lắng cho ngành giáo dục Việt Nam khi giá trị đạo đức, quan hệ thầy trò đang bị các giá trị phương tây “lộng hành”. Xin trích ý kiến của facebook Song Thư:

Song Thư Nói thật một câu: chúng ta đã bị nhầm lẫn quá xa đến mức không thể quay đầu trở lại. Nền văn hóa mỗi nước mỗi khác, ở ta trước đến giờ vẫn “tôn sư trọng đạo”, đến khi ta bắt chước cái văn minh của phương Tây, cái văn minh mà ta đã ta đã từng sợ bị nó đồng hóa, không phải cái văn minh đó hoàn toàn sai, nó có cái đúng của nó, phù hợp với nền văn hóa của nó, nhưng nó không “tôn sư trọng đạo”, nó xem nghề giáo là một cái nghề bán chữ nuôi thân.

Khi du nhập vào ta, ta bị cái hào quang của sự văn minh đó quyến rũ, ta gắn ghép một cách miễn cưỡng trên nền văn hóa Á Đông của chúng ta, hàng triệu giáo viên phải oằn mình thay đổi theo cơ chế mới. Cũng từ đó câu “tôn sư trọng đạo” dần chỉ là kỉ niệm của người Việt xưa. Các giáo viên đầu hai thứ tóc ngậm ngùi nhìn một thế hệ gốc á ngọn âu, đến “mùng một Tết Cha, mùng Hai Tết Mẹ, mùng Ba Tết Thầy” cũng chỉ còn vài lớp học sinh thế hệ 7x, 8x.

“Câu chuyện học trò của cụ Chu Văn An dù làm quan lớn vẫn theo lệ cùng các đồng liêu tết đến thăm thầy, rồi vị thầy già đức cao vọng trọng lại dắt cả đoàn học trò từ quan đầu triều đến anh nông dân, cùng nhau đến viếng cụ đồ đã dạy vỡ lòng cho Ông thuở nhỏ”.

Dẫu biết cái gì cũng có cái giá của nó, nhưng mà cái giá đã và đang trả đắt quá mọi người à !!! Cái sự gắn ghép khiên cưỡng là tiền đề tạo ra các ức chế tâm lý của cả một thế hệ GV, tạo ra sự “khinh sư diệt đạo” của cả một thế hệ học trò.

Còn nhớ câu ” đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng” không !? Đó chính là đánh sự đồng hóa, đánh cho bảo tồn văn hóa 4000 năm…..

Tôi lại như câu trên ” cái gì cũng có cái giá của nó”, sự cải tiến thay đổi của giáo dục và thành quả của sự thay đổi ấy tôi không phủ nhận. Tuy nhiên chúng ta học là học những cái tinh hoa của thế giới, lựa chọn áp dụng linh hoạt và phù hợp với điều kiện đặc thù của đất nước.”

Facebook “Chi Thuy” cho rằng:

“Cá nhân tôi ngày trước đi học cũng bị quỳ hoặc đứng úp mặt vào tường vì hay nói chuyện riêng và tôi thấy là bình thường. Bố mẹ tôi không kêu ca gì, và về nhà tôi còn bị nọc cổ đánh cho 1 trận. Tôi vẫn thấy đó là những ký ức đẹp vì được dạy dỗ nên người.

Phụ huynh có thể có phản ứng, nhưng nếu phản ứng bằng cách công khai lên mạng hoặc nhờ đến báo chí thì lại là câu chuyện khác. Tích cực chưa thấy đâu, nhưng tiêu cực là rõ. Cháu sẽ không biết sợ và thoải mái hư đốn vì có người chống lưng. Thầy cô cũng sẽ hành xử theo kiểu Mặc Kệ Nó, nhắm mắt làm ngơ, thậm chí sẵn sàng nhận xét thật tốt để làm vui lòng phụ huynh, dù con họ cực láo, cực ngu.

Kết quả giáo dục không chỉ phụ thuộc vào nhà trường đâu thưa các mẹ. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cách thức yêu thương của cha mẹ dành cho học sinh nữa”

Rất nhiều ý kiến đồng tình với 2 facebooker nói trên và bày tỏ lo lắng cho tương lai giáo dục nước nhà cũng như cách thức báo chí khai thác “đậm đặc” vụ việc, phụ huynh bênh con vô lối cùng sự xuống cấp của văn hóa “tôn sư trọng đạo” của người Việt hiện nay.

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây