Trang chủ Loa Phường Trò lố của dư luận “lề trái” trong dịp tang lễ cố...

Trò lố của dư luận “lề trái” trong dịp tang lễ cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh (1)

196
0

Trò lố của dư luận “lề trái” trong dịp tang lễ cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh (1)

Trong hai ngày 03 và 04/05/2019, tang lễ Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội và TP.HCM theo nghi thức quốc tang. Nhân dịp này, giới chống đối đã đồng loạt lợi dụng việc bình luận về các diễn biến trong buổi quốc tang để tuyên truyền chống Nhà nước. Họ chủ yếu nhắm vào 3 vấn đề – là sự vắng mặt của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong buổi quốc tang; bản thân việc tổ chức quốc tang; và “công, tội” của cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh lúc sinh thời.

Trò lố của dư luận “lề trái” trong dịp tang lễ cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh (1)

Cụ thể, trong vấn đề thứ nhất, họ đồn đại rằng việc Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không có mặt để đảm nhiệm vị trí Trưởng ban Tang lễ, như đã thông báo từ trước, cho thấy sức khỏe của Chủ tịch chưa phục hồi sau 3 tuần. Từ đó, họ bình luận rằng truyền thông chính thống đã nói dối người dân; rằng “chính trường Việt Nam là một bộ phim truyền hình thực tế dài tập” “rất ly kỳ, gay cấn”. Nhân đó, họ cũng lan truyền 2 tin đồn để khiến dư luận hoang mang. Một, là tin đồn rằng tình hình sức khỏe của Chủ tịch sẽ tạo “khoảng trống quyền lực”, khiến Nhà nước Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Hai, là tin đồn rằng nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho người ám sát Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ở Kiên Giang. Để chứng minh tin đồn này, họ đăng ảnh nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cười trong tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh, và bình luận rằng ông Dũng cười vì Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng không xuất hiện. Tuy nhiên, bình luận này sai sự thật, vì đoạn phim gốc cho thấy ông Dũng cười khi ban tổ chức tang lễ đọc sai chức danh của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội thành Chủ tịch nước, và một số cán bộ khác cũng cười vào cùng thời điểm đó.

Trong vấn đề thứ hai, một mặt, họ công kích quan điểm và quy định hiện tại của Việt Nam về quốc tang. Chẳng hạn, nhiều người bình luận rằng thay vì tổ chức quốc tang khi các cựu quan chức quan trọng qua đời, nên làm như các nước đa đảng, theo đó họ chỉ tổ chức quốc tang khi có một sự kiện khiến cả nước xúc động, chẳng hạn như một vụ việc khiến nhiều người dân chết thảm. Trong cùng khuynh hướng này, Mạc Văn Trang bình luận rằng sau kỳ quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các quốc tang gần đây đều không có thực chất, vì người dân cả nước không xúc động, không quan tâm, vẫn vui chơi bình thường. Số khác công kích việc ban tổ chức cho dân phòng đứng giơ ảnh Đại tướng, rồi bình luận rằng đó là hành động tưởng nhớ của “nhân dân”; hoặc việc cho trẻ em đứng đội mưa bên đường để phục vụ tang lễ.

Mặt khác, họ chủ động phá hoại không khí của buổi quốc tang. Chẳng hạn, nhiều cá nhân chống đối, như Chi Trần hoặc các thành viên nhóm Đô thành Sài Gòn, đã kêu gọi nhau vào “thả mặt cười” và chửi bới trong các post thông báo, tường thuật tang lễ Đại tướng trên Facebook. Sau đó, họ bình luận rằng ở Việt Nam “cứ thấy lãnh tụ kính yêu lăn đùng ra chết hay sắp chết là nhân dân vui mừng hớn hở”, dù không khí hỗn loạn trong các post về tang lễ vốn do chính họ tạo ra. Thủ thuật gây rối này đã được họ dùng từ dịp cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần vào năm 2018.

Trong vấn đề thứ ba, họ công kích những chủ trương, chính sách gây tranh cãi trong quá khứ của Đại tướng Lê Đức Anh. Số này bao gồm một số chủ trương thật sự gây thiệt hại, như việc chôn một lượng lớn mìn ở biên giới Việt Nam – Campuchia trong chiến tranh chống Khmer Đỏ, khiến nhiều người dân ở cả 2 nước gặp tai nạn sau khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, giới chống đối cũng nhắm vào một số chính sách không đáng bị công kích – như việc Đại tướng có công trong việc giải phóng miền Nam, hoặc việc Đại tướng chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1987.

(Còn nữa)

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây