Trang chủ Đấu trường dân chủ Phạm Chí Dũng đừng ‘lẻo mép’ về tự do báo chí ở...

Phạm Chí Dũng đừng ‘lẻo mép’ về tự do báo chí ở Việt Nam

163
0

Nhân sự kiện ngày báo trí quốc tế 3/5, “Ngày Tự do Báo chí thế giới” được viết tắt WPFD và hướng tới kỷ niệm 94 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21 tháng 6; nhằm phủ nhận cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý, môi trường hoạt động của báo chí nước nhà. Tác giả Thảo Vy có bài viết đăng trên VNTB ngày 5/5/2019 với tiêu đề: “Bao giờ Việt Nam mới có tự do báo chí?”

Tác giả bình luận: “Bao giờ Việt Nam mới có tự do báo chí theo đúng như tôn vinh của WPFD?”; để lập luận cho vấn đề đưa ra, tác giả dựa theo số liệu “đáng tin cậy” của báo cáo thường niên mới nhất của Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới (RSF) hôm 25/4/2019 xếp hạng các quốc gia về tự do báo chí, Việt Nam đội sổ với thứ hạng 176 trong số 180 quốc gia được khảo sát.

Phạm Chí Dũng đừng ‘lẻo mép’ về tự do báo chí ở Việt Nam

Đồng thời dẫn lời một số nhân vật, tiểu biểu là ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (chưa được kiểm chứng) đã có nhiều bài viết từng đăng trên VNTB, VOA… mà ai quan tâm đều biết. Ông Dũng cho rằng: “Ngày 3 tháng 5 là một ngày thiêng liêng đối với giới báo chí tự do, với những nhà báo độc lập trên thế giới và ở Việt Nam. Thế nhưng rất tiếc là ở Việt Nam, tôi chưa thấy bất kỳ cải thiện nhân quyền nào đối với tự do báo chí. Vẫn còn rất nhiều nhà báo đang bị giam cầm, với những điều luật cực kỳ mơ hồ như điều 88, sau đó là những điều gọi là chống nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Nay là Điều 117 của Bộ luật hình sự hiện hành, quy định cụ thể về tội danh làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để trả lời cho câu hỏi “bao giờ Việt Nam mới có tự do báo chí?” tác giả Thảo Vy cho rằng đó là khi Việt Nam chấp nhận sự cạnh tranh công bằng và sòng phẳng của các đảng phái chính trị trong điều hành đất nước.

Thật lực cười về bản chất những vấn đề mà tác giả đưa ra phản ánh không đúng thực trạng của hoạt động báo chí Việt Nam, nhằm mục đích gì?; cái nhìn nhận của các ông, bà này có công tâm, khách quan không, phản ánh có trung thực vấn đề không? có đúng với cái tâm, cái nhìn của người làm báo không, hãy để công chúng và dư luận đánh giá, còn triểu theo luật pháp hiện hành của Việt Nam thì những người này…

Cái nhìn thực tế về hoạt động báo chí ở Việt Nam

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Trong suốt chiều dài lịch sử và trong công cuộc đổi mới đã và đang diễn ra, hệ thống báo chí luôn đóng góp to lớn, tích cực trên mặt trận thông tin tuyên truyền, thực hiện vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận cả những vấn đề tích cực, tiêu cực của mọi mặt của đời sống xã hội là cầu nối giữa người nhân dân với Đảng, Nhà nước; tham gia giám sát, phản biện, giúp các cơ quan lập pháp, hành pháp xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện nhiều chủ trương, chính sách. Báo chí cũng thể hiện vai trò của mình trong việc đấu tranh phòng chống tiêu cực như tham nhũng, tham ô, tha hoá, sự kiện nóng ở trong nước, khu vực và trên thế gới một cách kịp thời trung thực những vấn đề đã và đang diễn ra.

Hoạt động báo chí được hiến pháp, pháp luật thừa nhận; đã quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí tại Điều 4 Luật báo chí hiện hành. Mọi công dân đều có quyền tự do: Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác, được quy định tại Điều 10, 11 của Luật này.

Với hành lang pháp lý rộng mở, được pháp luật thừa nhận và bảo đảm đã minh chứng cho sự tự do, phát triển nền báo chí Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tính đến Quý I năm 2019 đã có 1.000 cơ quan thông tấn báo chí, 41.000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, trong đó có hơn 19.000 nhà báo và hàng triệu cộng tác viên đang hàng ngày, hàng giờ đưa tin phản ánh về mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, sự kiện xã hội trong và ngoài nước.

Những tờ báo lớn được công chúng đón nhận

Với con số ấn tượng ở một đất nước đang trong công cuộc đổi mới theo cơ chế thị trường định hướng XHCN với gần 100 triệu dân có hơn 60% dân số sử dụng Internet, xếp thứ 15 trên thế giới, thời gian sử dụng internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 tiếng/ngày. Đáng chú ý, số người dùng thường xuyên mạng xã hội Facebook là 60 triệu người/tháng với thời gian trung bình 3,55 giờ/ngày. Thứ hai là mạng YouTube có số lượng 45 triệu người/tháng với thời gian trung bình đạt 2,65 giờ/ngày. Tiếp theo là mạng Zalo ở Việt Nam có 40 triệu người/tháng với thời gian sử dụng 2,12 giờ. Riêng công cụ tìm kiếm ở Việt Nam vẫn là Google, chiếm đến 95,27% thị phần trong tháng 11.2018.

Từ sự nhìn nhận, đánh giá thiếu khách quan, tuyên truyền bịa đặt có tính chất vu cáo về hệ thống pháp luật Việt Nam khống chế quyền tự do biểu đạt, trình bày ý kiến, phản ánh đưa tin … của hoạt động báo chí; với những ngôn từ, khái niệm mà những ông, bà này đã từng đưa ra như: “đàn áp tù nhân lương tâm”; “tự do báo chí là cái gai nhọn trong con mắt của các chế độ độc tài, và là kẻ thù của cộng sản Hà Nội”… Lợi dụng công cuộc phòng chống tham nhũng cùng quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống luật pháp của một đất nước trong công cuộc đổi mới phát triển; nhằm kích động để chống phá, tạo dư luận hoài nghi, hoang mang của người dân và quan khách bạn bè quốc tế về chính sách đội nội, đối ngoại của Việt Nam trên phương diện báo chí, thông tin tuyên truyền cần phải đấu tranh loại bỏ cái sai, làm đúng với lương tâm của người làm báo.

Chân Lý

Nguồn: Đấu trường dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây