Trang chủ Luận bàn - Phản biện “Phản Kháng Phi Bạo Lực” Của Phạm Đoan Trang – Kinh Nghiệm...

“Phản Kháng Phi Bạo Lực” Của Phạm Đoan Trang – Kinh Nghiệm Thao Túng Đám Đông Để Buộc Tội Và Lật Đổ Nhà Cầm Quyền

165
0

Chép từ: Tôi là một người lính

“PHẢN KHÁNG PHI BẠO LỰC” CỦA PHẠM ĐOAN TRANG – KINH NGHIỆM THAO TÚNG ĐÁM ĐÔNG ĐỂ BUỘC TỘI VÀ LẬT ĐỔ NHÀ CẦM QUYỀN

“Phản Kháng Phi Bạo Lực” Của Phạm Đoan Trang – Kinh Nghiệm Thao Túng Đám Đông Để Buộc Tội Và Lật Đổ Nhà Cầm Quyền

Phạm Đoan Trang vừa xuất bản một cuốn mới do HateChange đứng ra truyền bá với cái tên “Phản kháng phi bạo lực”. Đây là cuốn sách viết về kinh nghiệm chống đối chính quyền Việt Nam trong suốt những năm tháng biểu tình và chửi bới của cô. Trong lời nói đầu, cô chia sẻ rằng những kinh nghiệm của cô dựa trên kinh nghiệm hoạt động của các nhà dân chủ Serbia đã thành công trong lật đổ chính quyền Milesovic.

Tóm gọn lại về cuộc biểu tình lật đổ Milesovic đó là các nhà dân chủ đã trở thành gián điệp cho NATO để thực hiện lật đổ Milesovic, bởi vì thế lực thật sự tiêu diệt Milesovic chính là NATO. Những cuộc biểu tình ở Serbia vào năm 2000 đã buộc ông Milesovic từ chức, sau đó ông bị Tòa án quốc tế (LHQ và NATO chi phối) truy tố vì tội ác diệt chủng. Ông chết bí ẩn trong nhà tù của Liên Hiệp Quốc. Cũng giống như Cách mạng Cam của Ukraina hay Mùa xuân Ả Rập ở Trung Đông, cuộc lật đổ này là niềm tự hào của các nhà dân chủ. Phạm Đoan Trang đã cố tình lờ đi hậu quả của những cuộc nổi dậy này.

Một loạt các cuộc biểu tình đòi lật đổ Milesovic được các nhà dân chủ tổ chức liên tục từ năm 1996 đến 1997, số lượng biểu hình lên đến hàng trăm ngàn người, gây hỗn loạn trong toàn bộ đất nước Serbia. Đây là tiền đề cho giai đoạn nội chiến gay gắt và đẫm máu từ đầu 1998 đến giữa tháng 6 năm 1999 giữa một bên là phe thân Nga và phe chống Nga, khiến số lượng người Serbia chết lên tới gần 20.000 người. Từ tháng 3 năm 1999, NATO bắt đầu vào cuộc, chiến thắng nghiêng hẳn về phe chống Nga. Đây là “phản kháng phi bạo lực” mà Phạm Đoan Trang ca ngợi đó à?

“Phản kháng phi bạo lực” kiểu dân chủ đã giết chết một số lượng người khổng lồ để phục vụ cho âm mưu của NATO trong thao túng chính trị Serbia. Không có gì là “phản kháng phi bạo lực” hết, vì ngay chữ “phản” đã cho thấy tinh thần “phản tặc”.

Một loạt các minh chứng khác cho thấy những cuộc biểu tình này không phải là cuộc biểu tình “phản kháng phi bao lực”. Năm 1996, có một loạt các vụ đánh bom vào các trụ sở cảnh sát ở Kosovo do phe dân chủ ở Serbia. Năm 1997, phe dân chủ thu được một lượng vũ khí lớn do buôn lậu từ Albania và biển thủ vũ khí từ các trụ sở cảnh sát do người biểu tình tràn vào trụ sở… Những hành động cho thấy ngay từ đầu đây không phải là một cuộc “phản kháng phi bạo lực”. Những cuộc biểu tình ban đầu có vẻ “phi bạo lực”, nhưng ngấm ngầm nuôi bạo lực bằng cách cung cấp lý tưởng, thói quen và cơ hội vũ khí cho các thành phần chống đối cực đoan. Đây là “quyền lực của đám đông” mà Đoan Trang vẫn luôn tâm đắc.

Năm 2015, ông Milesovic được Tòa án quốc tế tuyên bố vô tội, và ông đã có một cái chết oan ức trong nhà tù của Liên hiệp quốc. Quyền lực của đám đông đã dẫn tới phán xét sai lầm. Một đám đông ngu muội là thứ vũ khí lợi hại nhất trong tay ngoại bang, và Đoan Trang đang muốn tạo ra một đám đông ngu muội như thế ở Việt Nam. Nhà báo độc lập người Pháp Dimitri De Koshko đang làm việc tại Nam Tư tại thời điểm bắt giữ ông Milosevic, đã theo dõi chặt chẽ các phiên tòa xử cựu lãnh đạo Nam Tư ở La Haye, tóm gọn kết quả như sau:

“10 năm trước, Milosevic bị buộc tội diệt chủng đối với người Albania. Ông đã bác bỏ cáo buộc này. Trong khi theo tòa án, 250.00 người Albania đã thiệt mạng ở Kosovo. Và đặc vụ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), cũng như đặc vụ từ các nước khác, mà họ gọi là “các nền dân chủ phương Tây”, tới Kosovo để điều tra. Những người này không tìm thấy dấu vết của bất kỳ ngôi mộ tập thể nào ở đó. Nhưng họ lại tìm thấy hài cốt của người Serb và Roma bị tra tấn, giết hại bởi cái gọi là “Quân đội Giải phóng Kosovo” – lực lượng đang được NATO hậu thuẫn vào thời điểm đó. Nhưng truyền thông phương Tây đã không nói bất cứ điều gì về những tội ác trắng trợn ở Nam Tư. Họ cũng bỏ qua thực tế rằng, người Serbia đã bị trục xuất khỏi Krajina (Croatia) một cách tàn bạo. Họ cũng đã im lặng về Iraq và sau đó là Libya”.

Toàn bộ những cuốn sách của Phạm Đoan Trang phải bị xem xét một cách kỹ lưỡng, sử dụng lý trí và thực tế lịch sử để hiểu những động cơ sâu kín mà cô ta mong muốn thực hiện ở Việt Nam.

NBC

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây