Trang chủ Đấu trường dân chủ RSF 'tự vả' vào tự do báo chí!

RSF 'tự vả' vào tự do báo chí!

173
0

Tự do nói chung, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nói riêng ở Việt Nam, luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ta quan tâm, tôn trọng, thế nhưng vẫn có những cá nhân, tổ chức không chịu nhìn nhận những cố gắng đó của Đảng, Nhà nước ta, vẫn có những nhìn nhận đánh giá sai sự thật về quyền tự do báo chí ở Việt Nam.

Ngày 18/4/2019, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) công bố phúc trình về tự do báo chí năm 2019, trong đó đánh giá Việt Nam rớt một hạng, xuống vị trí 176/180 quốc gia, tức là ở cuối bảng. Đọc đến đây người viết tự đặt câu hỏi: RSF lấy tư cách gì để đi xếp hạng này nọ với một đất nước có chủ quyền, được Quốc tế công nhận, là thành viên của Liên Hợp Quốc.

RSF 'tự vả' vào tự do báo chí!

RFA, VOA,… loan tải rất hùng hồn về những thông tin của tổ chức ‘tạp nham’ tự kết luận (Ảnh chụp màn hình-Hải Anh)

Thực tế, một phần kinh phí hoạt động của RSF được cấp bởi văn phòng Thủ tướng Pháp, một số công ty Mỹ, chính phủ Mỹ, … Hơn nữa xếp hạng của RSF luôn dựa vào cái gọi là “danh sách đen” của Bộ Ngoại giao Mỹ, “danh sách đen” đó bao gồm các nước mà Mỹ không ưa, thậm chí là các nước Mỹ luôn có thái độ thù địch như Venezuela, Việt Nam, Trung Quốc, …. Sự lệ thuộc đó của RSF chứng tỏ đánh giá của RSF không đúng với tôn chỉ, mục đích mà họ đặt ra, những đánh giá đó của RSF là thiếu căn cứ, không khách quan.

Kể từ khi thành lập (1985) đến nay, Các đánh giá của RSF đều chĩa vào các nước mà Mỹ gọi là thù địch, còn đối với các nước đồng minh của Mỹ thì sao? RSF hoặc là không đánh giá, hoặc là né tránh, không đề cập đến. Từ năm 1986 đến nay đã có 176 nhà báo bị giết hại ở Philippin – một đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á hay vụ 16 nhà báo bị giết khi NATO không kích đài truyền hình Nam Tư, …. Đến đây có thể đặt vấn đề rằng: RSF thực chất là công cụ của đế quốc Mỹ?

“RSF còn lưu ý về “Lực lượng 47” gồm 10.000 dư luận viên có nhiệm vụ bảo vệ đảng và lãnh đạo, tấn công những tiếng nói bất đồng hay chỉ trích trên mạng.” Nhận định này thể hiện rằng RSF nói bừa hoặc cố tình không hiểu Lực lượng 47 là gì. Từ trước đến giờ, lực lượng 47 bao gồm những quân nhân có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng viết, có trình độ lý luận, nhận thức chính trị tốt, có kỹ năng đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, … thể hiện quan điểm của mình qua các bài viết phản bác lại những tư tưởng lệch lạc, phản bác lại những quan điểm sai trái, … của các thế lực thù địch. Như vậy lực lượng 47 có thể là một chiến sĩ, một sĩ quan,… hay bất kỳ người nào đang công tác trong quân đội nhân dân Việt Nam. Do đó về số lượng thì lực lượng 47 là không thể xác định được. Căn cứ vào đâu để RSF có số liệu “10.000 dư luận viên”?

Việc đánh giá, về một khía cạnh nào đó của một quốc gia, có thể là việc làm bình thường. Tuy nhiên những đánh giá đó phải dựa trên sự khách quan, tính trung thực, số liệu phải rõ ràng, chính xác và hơn hết các đánh giá phải có tính xây dựng, có tác động để quốc gia được đánh giá xây dựng được khối đoàn kết, phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, …. Tất cả các tiêu chí đó Tổ chức phóng viên không biên giới đều không đạt được, những đánh giá của RSF đều thiếu trung thực, thiếu khách quan, thậm chí còn sai sự thật. Những đánh giá đó của họ là vô căn cứ.

Dẫn tin trên tờ Thời nay cho biết: “Ngày 19-4, Hội nghị Ban Chấp hành Tổ chức các hãng thông tấn châu Á – Thái Bình Dương (OANA) lần thứ 44 do Thông tấn xã Việt Nam đăng cai tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội. Dự Hội nghị có khoảng 40 đại biểu quốc tế là lãnh đạo, đại diện các hãng thông tấn thành viên Ban Chấp hành và khách mời là thành viên OANA, trong đó nhiều hãng thông tấn có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Để cụ thể hóa chủ đề Vì một nền báo chí chuyên nghiệp và sáng tạo, Hội nghị tập trung thảo luận ba nội dung quan trọng: chiến lược của các hãng thông tấn nhằm ứng phó với việc thay đổi thói quen sử dụng thông tin; tập trung vào những nội dung video và nền tảng Youtube; tin giả và kiểm chứng thông tin báo chí. Như ông T. Gilles, Tổng Biên tập hãng AAP (Australia) nhận xét thì Hội nghị đã giúp các hãng thông tấn thu được nhiều hiệu quả cho công tác báo chí của đơn vị mình. Nếu thật sự quan tâm đến hoạt động báo chí, lẽ ra RSF nên đề nghị một suất dự thính để nghe các đại biểu thảo luận, rồi rút kinh nghiệm, từ đó tự vấn: Tại sao một quốc gia luôn xếp áp chót trong cái gọi “bảng xếp hạng tự do báo chí” của RSF lại được OANA tin cậy để giao trách nhiệm tổ chức một hội nghị liên quan nhiều vấn đề hệ trọng của báo chí đương đại? Nói vậy, song không thể đòi hỏi RSF quan tâm báo chí một cách có trách nhiệm, bởi RSF sinh ra chỉ để sử dụng báo chí vu cáo, vu khống một số quốc gia mà thôi!”

Nguyễn Minh

Nguồn: Đấu trường dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây