Phạm Nguyên Trường là dịch giả số 1 của giới trí thức rận Chủ với rất nhiều những cuốn sách dịch được NXB Tri Thức xuất bản, được Qũy văn hóa Phan Châu Trinh và giải thưởng Văn Việt trao giải và được giới zân chủ lăng xê. Năng suất dịch của ông rất đáng kính nể vì số lượng đầu sách dịch được xuất bản liên tục, hơn hẳn những cây dịch còn trẻ tuổi. Nhìn vào kho sách và các giải tương thưởng kia, ai nghĩ đến ngày dịch giả này bị một Việt kiều đem ra mổ xẻ lỗi dịch sai có tính hệ thống và nghiêm trọng.
Tất nhiên những cuốn sách ông này dịch tập trung vào các chủ đề chống cộng sản do học giả phương Tây biên soạn, nổi nhất là cuốn “Đường về nô lệ” được xem như sách “khai trí chống cộng” cho giới zân chủ Việt.
Phạm Nguyên Trường đã bị vạch mặt là một kẻ trí trá trong dịch thuật. Bản dịch của ông ta đầy rẫy các lỗi sai, đôi khi còn bịa đặt nội dung theo ý mình để đạt hiệu ứng truyền thông cực đoan, góp phần “khai dân trí, chấn dân khí” theo chủ trương của các trí thức cao tuổi đang hoạt động chống đối nhà nước. Người chỉ ra những lỗi sai này chính là facebooker Brian Wu mới trong tháng 3 đã “phang” cho Nguyễn Cảnh Bình và Nghiêm Hoa những đòn trời giáng.
Brian Wu đã chỉ ra rằng ngay từ trang Dẫn Nhập của cuốn sách “Đường về nô lệ” – cẩm nang khai trí của các nhà hoạt đông dân chủ, Phạm Nguyên Trường đã dịch sai:
“Một câu hỏi đơn giản thôi, theo các thầy thì câu “Few discoveries are more irritating than those which expose the pedigree of ideas” mà dịch là “Các nghiên cứu phát hiện được gia phả của các hệ tư tưởng là những thứ làm người ta bực bội nhất.”, thì dịch giả này đã đủ trình độ để dịch sách triết Anh ngữ chưa ?
Ví dụ Brian dịch là “Ít có khám phá nào lại làm ta bực bội hơn là những khám phá bóc trần ra phả hệ tư tưởng”, thì theo các thầy, Brian đã có thể sẵn sàng “bóc trần” ra sự dịch thuật hơi có vấn đề trong quyển Đường Về Nô Lệ này chưa ? “
Đây là mở đầu cho 16 post chỉ ra một loạt lỗi sai có trong “Đường về nô lệ”, nhiều lỗi sai trong đó rất nghiêm trọng vì dịch giả đã “dịch thoát”, cố tình làm người đọc hiểu sai ý của tác giả. Trả lời cho post đầu tiên của Brian Wu, Phạm Nguyên Trường đã bao biện rằng 6 chương đầu ông ta dịch từ một bản tiếng Nga nào đó. Thế nhưng bắt đầu từ những chương sau, vì một lý do nào đó ông ta đã quyết định chuyển sang dùng tiếng Anh. Brian Wu đã bắt đầu bắt lỗi từ chương 8 của cuốn sách. Ngay đầu chương 8, Brian Wu đã chỉ ra sự bịa đặt và lấp liếm của Phạm Nguyên Trường:
“Thì đây mời bạn đọc phần dịch so sánh đoạn đầu. Bạn thấy rõ:
1. Vào thời gian dịch sách này, thầy Trường không đủ kiến thức Anh ngữ, nên thầy cần dịch thoát và thầy dịch thoát mọi câu mọi nơi.
2. Nhưng đáng buồn là khi thầy dịch thoát, nhiều câu thầy đã dịch bậy hẳn. Ví dụ Lord Acton chưa bao giờ viết là ” niềm say mê bình đẳng đã GIẾT CHẾT hi vọng tự do” gì như thầy dịch đã cả, mà đáng ra, câu này là “sự Đam Mê về Bình Đẳng đã làm cho niềm Hy Vọng về Tự Do trở nên hão huyền.”. Trở nên hão huyền bạn ạ, chứ không có giết chết gì cả.
3. Dĩ nhiên dịch thoát thì bạn chả cần đến kiến thức Anh ngữ hoặc ngoại ngữ vững chải làm gì. Một người chỉ cần hiểu ngoại ngữ đại khái như cụ Nguyễn Hiến Lê năm xưa khi dịch Đắc Nhân Tâm vậy (tức là thầy chỉ mới học Anh ngữ 6 tháng rồi thầy lấy bản tiếng Pháp mà dịch), thế cũng có thể dịch thoát OK. Theo mình đấy chính là tình trạng khi thầy Phạm Nguyên Trường dịch quyển Đường Về Nô Lệ này, nên đọc lên mình tự hiểu thầy có kiến thức Anh ngữ thời bấy giờ rất giới hạn. Chả hiểu sao các bạn khen tung lên, rồi trong ib, lại còn khen là một dịch phẩm tuyệt vời nữa mới đáng ngạc nhiên làm sao !!!”
Link: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2196223827295234&set=a.1379012825683009&type=3&theater
Đáng sợ hơn thế, Phạm Nguyên Trường biến một quyển phê bình mang tính trung tính và học thuật thành một quyển tuyên truyền chống phá nhà nước XHCN, biến một cuộc tranh luận của các nhà tư tưởng thành một tài liệu tẩy não các thế hệ thanh niên đang non nớt tìm hiểu về chính trị. Đây không còn là một cuốn sách dịch nữa, mà đã trở thành một sản phẩm xào xáo tư tưởng và chữ nghĩa của Phạm Nguyên Trường:
“1. Câu Anh ngữ nguyên tác không hề có việc “Những người xã hội chủ nghĩa hoàn toàn có lí khi tuyên bố rằng” gì như thầy dịch cả. Câu Anh ngữ “That the ideal of justice of most socialists would be satisfied if … is true” có nghĩa là “Rằng lý tưởng Công Lý của hầu hết những người Xã Hội Chủ Nghĩa sẽ được thỏa mãn nếu .. là đúng”. Ở đây, is true, nếu dịch chính xác là “là đúng”. Còn dịch thoát là “được thực hiện”. Nên không hề có vụ “Những người xã hội chủ nghĩa hoàn toàn có lí khi tuyên bố rằng” gì như thầy dịch cả.
2. Câu Anh ngữ nguyên tác không hề có việc “Nhưng họ đã quên một điều rằng tước đoạt tư liệu sản xuất tư nhân và chuyển giao chúng vào tay nhà nước” như thầy dịch cả. Câu Anh ngữ “What these people forget is that in transferring all property in the means of production to the state” tức là “Cái mà những người này đã quên là, với sự thuyên chuyển toàn bộ các sở hữu tư liệu sản xuất vào tay nhà nước”. Làm thế nào mà thầy lại dịch “transferring” tức “thuyên chuyển” thành ra “tước đoạt” thế nhỉ ?
3. Câu Anh ngữ nguyên tác không hề có việc “là chúng ta đã buộc nhà nước phải phân phối tất cả các nguồn thu nhập”. Câu Anh ngữ “whereby its action must in effect decide all other incomes” có nghĩa là “các hoạt động của nhà nước chắc chắn quyết định tất cả các hạng loại thu nhập khác”. Làm gì có sự buộc nhà nước trong này như thầy dịch ? Mà đáng ra, là nhà nước được trao quyền quyết định đấy chứ ?
Như vậy bạn thấy đó, 2 trên 3 câu văn trong đoạn văn này đã bị thầy dịch sai. Đáng sợ hơn nữa, làm thế nào mà thầy lại dịch “Những người xã hội chủ nghĩa hoàn toàn có lí khi tuyên bố rằng”, và mình vẫn còn chưa hiểu do đâu mà thầy dịch “transferring” tức “thuyên chuyển” thành ra là “tước đoạt”. Một đoạn văn rất trung tính (neutral tone) và nhẹ nhàng, vậy mà khi thầy Phạm Nguyên Trường dịch ra, đọc lên mà người ta lại nghĩ về một nhà nước độc tài và đoạt quyền từ tay người dân cơ đấy.
Đây, nếu bạn nào mà có lấy ý đoạn này mà đi hô hào người khác ông Hayek đã viết như thế, xin bạn lưu ý ông không hề viết vậy, mà là do thầy Phạm Nguyên Trường đã chỉnh sửa như vậy khi dịch thuật đấy.”
Link: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2196682133916070&set=a.1379012825683009&type=3&theater
Rất nhiều đoạn trong cuốn sách “Đường về nô lệ” đã bị dịch sai như thế. Thật may, cuốn sách này đã bị cấm lưu hành trên thị trường để Phạm Nguyên Trường và phe cánh của ông dịch giả vĩ đại này không tiếp tục đầu độc tư tưởng độc giả thêm nữa.
Tiếp sau đó, Brian Wu tiếp tục vạch mặt những lỗi dịch sai trắng trợn trong bản dịch “Luật bất tuân dân sự” của Phạm Nguyên Trường. Và có thể là sẽ nhiều bản dịch khác của Phạm Nguyên Trường cũng ở tình trạng dịch sai như vậy. Có lẽ cần các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xem xét lại tất cả các bản dịch của Phạm Nguyên Trường và tịch thu những bản dịch sai, khiến người đọc có những nhận thức tư tưởng lệch lạc mà Phạm Nguyên Trường đã dịch trong suốt thời gian vừa qua.
Nguồn: Loa Phường