Trang chủ Loa Phường Vụ giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB: lại “chống Trung Quốc” bằng...

Vụ giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB: lại “chống Trung Quốc” bằng tin giả

173
0

Trong tuần qua, một số tổ chức, cá nhân chống đối đã tìm cách kích động tâm lý bài Trung Quốc cực đoan, rồi sử dụng nó để tìm cách tác động đến chính sách đối ngoại của Việt Nam, hoặc để tuyên truyền chống Nhà nước. Họ đã khai thác hai vấn đề thời sự, là khả năng có doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam, và việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu Đông Phương 13-2 CEPB vào Biển Đông.

Vụ giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB: lại “chống Trung Quốc” bằng tin giả

Cụ thể, ngày 07/04/2019, Tân Hoa Xã đưa tin rằng dàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai của Trung Quốc, mang tên Đông Phương 13-2 CEPB, sẽ được kéo vào lưu vực Yinggehai tại Biển Đông vào ngày 10/04. Ngày 08/04, một số trang tin nước ngoài như VOA tiếng Việt bắt đầu đưa tin về diễn biến này, khiến dư luận chú ý. Ngày 09/04, trang tin điện tử Motthegioi.vn đưa tin rằng “Trung Quốc đưa giàn khoan đến sát đường phân định vịnh Bắc Bộ”, khiến dư luận lo lắng về sự kiện. Sáng 10/04, một số người dùng Facebook đã tung tin đồn rằng theo hãng tin quốc tế Reuters, thì dàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB đang “tiến vào vùng biển Quảng Bình” “thuộc chủ quyền của Việt Nam”, đồng thời đưa ra một bản đồ để chứng minh điều này; trong khi Reuters không đưa tin có nội dung như vậy, và bản đồ mà họ đưa ra là giả. Ngoài ra, Phạm Chí Dũng tung ra lời phỏng đoán rằng dàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB có thể “tái diễn” hiệu ứng mà dàn khoan Hải Dương 981 từng gây ra năm 2014, để định hướng dư luận theo hướng kích động.

Ngay trong ngày 10/04, một số gương mặt trong dư luận phi chính thống như Bạch Hoàn và Nguyễn Chí Tuyến đã cảnh báo rằng “thông tin Đông Phương 13-2 CEPB đã xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam là tin giả”, vì trong thực tế, giàn khoan này neo đậu trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, chứ không xâm phạm hải phận Việt Nam hoặc khu vực thăm dò, khai thác chung mà hai nước đã thỏa thuận. Vì các báo chính thống cũng phủ nhận tin giả vào cùng ngày, trong phần sau của tuần, vấn đề này hầu như không còn được nhắc đến.

Việc dùng tin tức giả để tuyên truyền chính trị, dù để phục vụ mục đích hay lý tưởng nào, cũng là điều không thể chấp nhận. Bởi những lý tưởng cần được bảo vệ bằng thông tin sai sự thật thì chỉ là ảo tưởng; những mục đích cần đạt được bằng thông tin sai sự thật thì chỉ là bánh vẽ. Vì vậy, khi Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đăng bài viết của Phạm Chí Dũng, trong đó Dũng kích động biểu tình bằng tin tức giả, ta thấy họ bất chấp sự thật để đạt được mục đích của mình. Riêng trong vụ việc này, ta có thể hoan nghênh thái độ không đồng lõa với tin giả, chủ động chặn tin đồn thất thiệt của một số gương mặt “lề trái” như Bạch Hoàn và Nguyễn Chí Tuyến.

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây