Trang chủ Đấu trường dân chủ Hết thời các tổ chức 'ruồi bu' đòi hỏi can thiệp vô...

Hết thời các tổ chức 'ruồi bu' đòi hỏi can thiệp vô lối!

188
0

Vẫn giọng điệu quen thuộc mang danh tổ chức này tổ chức kia về nhân quyền, tự do, dân chủ …. RFA cần mẫn loan tải những thông tin ‘quá nhạt’ về cái gọi là đòi hỏi, yêu sách bằng thư ngỏ để yêu cầu can thiệp vô lối vào hoạt động nội bộ quốc gia có chủ quyền.

Vào ngày 16/4 RFA lại giật tít đưa tin ‘Tiếp tục kêu gọi EU gây sức ép Việt Nam trả tự do ông Nguyễn Bắc Truyển’ trong đó bài viết đề cập có đến 22 tổ chức tự xưng danh tự do, dân chủ, nhân quyền, theo dõi nhân quyền,… thông qua thư ngỏ yêu sách EU phải can thiệp vô lối vào hoạt động nội bộ của Việt Nam. Dẫn tin từ RFA được biết: ‘Trong bức thư, các tổ chức nhân quyền đề cập đến việc Việt Nam và Châu Âu sẽ tiến tới một hiệp định về thương mại, và vì thế họ thúc giục cộng đồng Châu Âu phải gây sức ép lên Việt Nam, thực hiện những quan tâm về nhân quyền, trong đó có việc trả tự do cho ông Truyển’.

Hết thời các tổ chức 'ruồi bu' đòi hỏi can thiệp vô lối!

RFA lại tung tin giật tít để dụ dư luận về cái gọi là can thiệp từ EU vào Việt Nam

Tên tội phạm phản Quốc Nguyễn Bắc Truyển

Tên tội phạm  Nguyễn Bắc Truyển (sinh năm 1968, trú tại Phường 4, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh) từng bị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên bản án hình sự sơ thẩm vào ngày 5/4/208, 11 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Cùng trong vụ án này còn có Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1969, trú tại khu tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) 15 năm tù giam và 5 năm quản chế; Phạm Văn Trội (sinh năm 1972, trú tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội) 7 năm tù giam và 1 năm quản chế; Nguyễn Trung Tôn (sinh năm 1972, trú tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) 12 năm tù giam và 3 năm quản chế; Trương Minh Đức (sinh năm 1960, trú tại thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) 12 năm và 3 năm quản chế; Lê Thu Hà (sinh năm 1982, trú tại phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị).9 năm tù giam và 2 năm quản chế. Trong đó, 2 bị cáo không kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm là Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà đã được Đức chấp nhận cho tị nạn và Việt Nam cho hưởng chính sách nhân đạo đi tị nạn tại Mỹ. 4 bị cáo còn lại kháng cáo, trong đó có bị cáo Truyển đã được Tòa án cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử ngày 4/6/2018 và tuyên án: Bị cáo Phạm Văn Trội, 7 năm tù giam, 1 năm quản chế; bị cáo Nguyễn Trung Tôn 12 năm tù giam, 3 năm quản chế; bị cáo Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù giam, 3 năm quản chế và bị cáo Trương Minh Đức 12 năm tù, 3 năm quản chế.

Quá trình tiến hành tố tụng từ khi bị bắt giữ đến khi đưa ra xét xử các bị cáo trong vụ án này nói chung, bị cáo Nguyễn Bắc Truyển nói riêng theo đúng quy định tố tụng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Vậy, hà cớ gì lại có thể coi tên tội phạm Nguyễn Bắc Truyển là vô tội ? hay thậm chí có những khái niệm lập lờ như tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm ?

Xin thưa, không có cái gọi là tội phạm được đưa ra xét xử ở Việt Nam theo đúng trình tự, đánh giá đúng chứng cứ khách quan mà lại có thể được coi là vô tội khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền là Tòa án nhân dân bằng bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật. Mặt khác, khái niệm về tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm chỉ là những khái niệm, cách gọi của những kẻ muốn hướng lái dư luận nhận thức về một loại tội phạm không có trong danh mục các tội phạm ở Việt Nam và trên thế giới. Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã từng trả lời rất nhiều lần trước câu hỏi báo chí nước ngoài.

Tổ chức tự xưng danh có còn được các nước phương Tây trọng dụng

Các tổ chức vốn lâu nay vẫn tự xưng danh nhân quyền, tự do, dân chủ, theo dõi nhân quyền, xã hội dân sự, …. cũng chỉ là những tổ chức có tính chất dân sự, xã hội, phi chính phủ hoàn toàn không phải là tổ chức quốc tế với tính cách một thực thể tham gia vào quan hệ quốc tế giữa các quốc gia thì lấy gì để ‘đòi hỏi’, ‘yêu sách’… ?

Nếu như những năm trước đây, một số nước phương Tây sử dụng các tổ chức này như là những công cụ lấy cớ để ‘chèn ép’ quan hệ quốc tế nên các tổ chức này thường viện dẫn vô lối các kết quả, các báo cáo và tỏ ra ‘nguy hiểm’ đối với những quốc gia nhất định, trong đó có Việt Nam nhưng thời của quan hệ quốc tế sâu rộng đa chiều và vị thế của Việt Nam đã khác xưa nên những báo cáo, kết quả vô lối này hầu như vô tác dụng.

Điển hình, trong thời của Tổng thống Donald Trump mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề những rõ ràng Tổng thống đã ‘phớt lờ’ những kiểu dạng quy chụp của tổ chức theo dõi nhân quyền, những tổ chức tự do, dân chủ, nhân quyền khi đề cập đến thư ngỏ gửi đến ông hay thậm chí sử dụng một số dân biểu để lên tiếng gây sức ép. Theo đó, trong các chuyến thăm Việt Nam mà gần đây nhất là Hội nghị thượng đỉnh mặc dù các dân biểu, các tổ chức tự xưng danh ‘gửi gắm’ đến Tổng thống Donald Trump ‘vấn đề nhân quyền ở Việt Nam’ nhưng đều bị ông bỏ ‘ngoài tai’.

Còn đối với EU cũng vậy, nếu như trước đây một số nước EU vẫn ‘trịnh thượng’ trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam và thậm chí còn tỏ rõ quan điểm ‘cắt quan hệ’ theo sức ép của những tổ chức tự xưng danh … nhưng nay cũng đã khác. Bằng chứng, mới đây nhất vào ngày20/2/2019  Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ra thông báo ca ngợi Việt Nam vì những tiến bộ quan trọng trong cải cách và mở cửa kinh tế những năm gần đây, đồng thời khẳng định ông muốn thảo luận với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh về việc khôi phục quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Còn đối với Pháp, Anh,… thì mối quan hệ ‘đối tác chiến lược’ vẫn được duy trì ngày càng tốt đẹp, đầy triển vọng’….

Điều này đã minh chứng rõ ràng nhất về sự thay đổi vị thế của Việt Nam, nhất là sự ‘thay đổi quan hệ’ giữa Đức và Việt Nam là một điều kiện tuyên quyết khiến các báo cáo kia không còn ‘sức nặng’ như trước đây mỗi lần tổ chức này lên tiếng.

Đó cũng chính là lý do những đòi hỏi của các tổ chức tự xưng dân chủ, nhân quyền, kiểm soát nhân quyền,… không còn ‘công cụ hữu hiệu’ để các nước phương Tây nói chung, EU nói riêng có thể gây sức ép đối với Việt Nam.

Theo đó, RFA cũng chỉ là ‘tiếng kêu lải nhải’ lấy lệ và việc lấy cớ thư ngỏ có đến 22 tổ chức tự xưng ký tên hay thậm chí có gấp 100 lần các tổ chức tự xưng ký tên yêu sách thì cũng chỉ là ảo vọng, ảo tưởng về sức nặng của mình cũng như các nước lấy cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Trong khi đó, 22 tổ chức tự xưng ký tên yêu cầu thả tự do cho một tên tội phạm xâm phạm an ninh quốc đã được đưa ra xét xử và thi hành án không chỉ là đòi hỏi phi lý, chà đạp lên luật pháp Việt Nam mà còn đòi thực hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Không một quốc gia nào sử dụng tiềm lực quân sự, tiềm lực kinh tế để có thể can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia khác và cũng không có một hành vi nguy hiểm nào thực hiện hoặc đe dọa đến an ninh quốc gia, đến độc lập, chủ quyền của một quốc gia lại không bị đưa ra trừng trị (xét xử).

Như vậy, các tổ chức tự xưng đã không còn thời được các nước phương Tây trọng dụng và cũng chỉ là những tổ chức ‘ruồi bu’ cố níu kéo những gì còn sót lại. Tuy nhiên, càng ‘cố níu kéo’ không biết dừng đúng lúc sẽ càng làm cho các nước phương Tây trở nên ‘tức tối’ và sẽ có biện pháp để ‘chặn đứng’ hành vi cản trở, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ giữa các nước với Việt Nam. Đây cũng là dấu chấm hết với những tổ chức xưng danh tự do, dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự, theo dõi nhân quyền,…

Văn Tuấn

Nguồn: Đấu trường dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây