Ngày 16/3/2019, nhóm Green Trees đã hoàn thành và chiếu ra mắt bộ phim tài liệu “Đừng sợ”, mà họ làm để ca ngợi các phong trào biểu tình, bạo động do giới chống đối phát động từ năm 2006 đến nay, bao gồm phong trào “cách mạng cá” năm 2016 – 2017. Trong 2 tuần cuối tháng 3, Green Trees đã sử dụng bộ phim này để tự ca ngợi mình như một nhóm “bảo vệ môi trường” can đảm; để quy kết Nhà nước “ngăn cấm xã hội dân sự”; và để khiến dư luận chú ý đến một số cá nhân chống đối đang thi hành án hoặc đang bị truy nã như Hoàng Đức Bình, Bạch Hồng Quyền, Nguyễn Văn Hóa. Sang tuần đầu tháng 4, nhóm này tiếp tục công kích Nhà nước, và tìm cách thu hút sự chú ý của dư luận, bằng cách khai thác vụ Cao Vĩnh Thịnh bị công an tạm giữ, thu đồ đạc để điều tra về bộ phim.
Cụ thể, trong cuộc phỏng vấn trên BBC tiếng Việt và các bài viết trên Facebook cá nhân, Cao Vĩnh Thịnh công kích rằng công an đã vi phạm quy trình tố tụng hình sự trong quá trình bắt giữ mình. Cụ thể, Thịnh nói rằng công an bắt Thịnh mà không đọc lệnh bắt, thu đồ đạc của Thịnh mà không có biên bản và giấy hẹn trả, truy cập máy tính của Thịnh dù không được đồng ý, và không cho Thịnh gọi điện thoại cho người thân trong thời gian bị tạm giữ.
Ngoài ra, Thịnh cũng tuyên truyền rằng vụ việc vừa qua cho thấy “các cấp chính quyền coi những người lên tiếng bảo vệ môi trường ôn hòa là mối đe dọa”, và rằng nhóm Green Trees “sẽ tiếp tục lên tiếng về các hoạt động bảo vệ môi trường, dù có phải đối mặt với nhiều áp lực”. Bài phỏng vấn Thịnh được BBC đặt tựa là “Đừng bắt người ôn hòa”. Qua sự nhấn mạnh này, có thể thấy Green Trees vẫn muốn tự quảng bá mình như một nhóm “bảo vệ môi trường” “ôn hòa” và “cam đảm”.
Sau khi xem xét vụ việc, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, khi trả lời phỏng vấn BBC, Thịnh kể rằng Thịnh “đã từ chối ký mọi văn bản” mà cơ quan điều tra đưa ra. Như vậy, không có chuyện việc bắt giữ, thẩm vấn, thu đồ đạc của Thịnh không được văn bản nào ghi lại.
Thứ hai, để biết nội dung Green Trees có được như quảng cáo không, ta cần nhìn lại quá trình hoạt động của họ. Như quảng cáo của họ có ghi, Green Trees xuất phát từ phong trào phản đối chặt, thay thế cây xanh ở Hà Nội, khởi nên từ tháng 03/2015. Tuy nhiên, trong thực tế, nhóm người đầu tiên phát động phong trào này là group Facebook “6700 Cây Xanh”, do giới NGO xây dựng. Nội quy của nhóm này không cho phép “các hoạt động và nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam; công kích, chửi bới cá nhân; đi ngược lại lợi ích quốc gia”. Vì vậy, khi nhóm Phạm Đoan Trang, Trịnh Anh Tuấn muốn biến phong trào bảo vệ cây xanh Hà Nội thành một phong trào biểu tình, công kích Nhà nước kéo dài, họ đã lập ra nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh”, không chấp nhận những nội quy vừa kể.
Tháng 04/2016, nhân việc nhà máy thép của tập đoàn Formosa gây ô nhiễm bờ biển miền Trung Việt Nam, nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” đổi tên thành “Green Trees” để tiện hoạt động ngoài Hà Nội. Từ đó, nhóm này chuyển hẳn sang khai thác vụ Formosa, dù vụ “cây xanh Hà Nội” vẫn đang dậm chân tại chỗ. Trong các bài viết trên fanpage của nhóm Green Trees, có không ít bài có dấu hiệu vi phạm pháp luật, và cho thấy nhóm này chỉ lợi dụng vấn đề môi trường để chống chế độ.
Trong khi đó, người “sáng lập” nhóm Green Trees là Phạm Đoan Trang đã công khai mục đích lật đổ chế độ, và công khai bài bác đường lối đối thoại xã hội, phản biện ôn hòa, tôn trọng pháp luật:
Như vậy, Green Trees không phải là một nhóm “bảo vệ môi trường” “ôn hòa” như họ tuyên truyền. Vì họ có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật, công an có lý khi tạm giữ Cao Vĩnh Thịnh để điều tra.
Nhưng dù Green Trees thiếu thật thà, phải công nhận rằng họ rất khôn lõi khi chọn Cao Vĩnh Thịnh, thay vì Phạm Đoan Trang, làm “mặt tiền” của nhóm./.
caulacbochinhkhach
ĐB: Quyết Chiến – Quyết Thắng
Nguồn: Facebook Nguyễn Thị Lý