Trang chủ Luận bàn - Phản biện Không Có Chuyện “Đề Xuất Cấm Cấm Youtube Ở Việt Nam”

Không Có Chuyện “Đề Xuất Cấm Cấm Youtube Ở Việt Nam”

201
0

Một bài trên tờ Tin tức Việt Nam của Người Việt 5 châu có tựa “Nguy hại khôn lường từ những kênh video ‘giang hồ’: Tại sao không cấm Youtube tại Việt Nam?” làm một số người đọc hiểu lầm rằng, các quan chức hoặc các cơ quan chức năng đang đề xuất cấm Youtube ở Việt Nam, từ đó dẫn đến những phản ứng thiếu lành mạnh.

Tôi đã đọc kỹ bài viết nhưng không hề tìm thấy có nội dung nào phản ánh có quan chức hay các cơ quan chức năng đề xuất như vậy.

Sau khi đề cấp tới các kênh Youtube “giang hồ” như của Khá bảnh, Dương Minh Tuyền… tác giả Hoàng Linh viết, thực trạng đó dẫn đến “không ít phụ huynh học sinh bức xúc đặt ra câu hỏi là tại sao không cấm Youtube tại Việt Nam?”. Câu hỏi này có lẽ do chính Hoàng Linh đặt ra chứ không hề có chứng cứ chứng minh là của phụ huynh học sinh và càng không phải của các cá nhân hay cơ quan có trách nhiệm.

Tuy nhiên, ở phần sau của bài viết, Hoàng Linh lại dẫn lời của PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII “trả lời” về việc “đề xuất cấm Youtube tại Việt Nam”. Các câu trả lời đều hướng đến việc “lên án” các cơ quan quản lý nhà nước vì các cơ quan này đề xuất “cấm Youtube ở Việt Nam”.

Xin hỏi Hoàng Linh, ai đề xuất cấm Youtube ở Việt Nam?

Xin trích nguyên văn 1 nội dung của bài báo:

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội Khóa XIII cho rằng, người dân có quyền được tiếp cận thông tin, pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự do tiếp cận thông tin của người dân.
“Tuy nhiên, người dân phải có trách nhiệm trong việc tiếp cận thông tin, có trách nhiệm trong việc thông tin lên mạng. Ở đây ở cả hai phía việc lựa chọn thông tin nào để tiếp cận, để đọc, theo dõi. Thứ hai, là trách nhiệm chủ của kênh Youtube trong việc đưa nội dung lên mạng”, PGS.TS Bùi Thị An cho biết.
PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, trong hoạt động quả lý nhà nước không nên có suy nghĩ không quản được thì cấm. Vấn đề không phải cấm Youtube mà quản lý thế nào.
“Ở đây tôi cho rằng cần sự vào cuộc của Bộ Thông tin và Truyền thông, phải cố gắng để không hạn chế nhưng quản lý, ngăn chăn được dòng tin độc hại”, PGS.TS Bùi Thị An nói.”

Hết trích.

Nếu như PGS.TS Bùi Thị An nói như vậy thì hẳn đã có ai đó hỏi rằng: “Hiện này, các cơ quan quản lý nhà nước đang hoặc đã có đề xuất cấm Youtube ở Việt Nam, ý kiến PGS thế nào?”.

Tra cứu trên mạng và hỏi nhiều người có trách nhiệm, tôi không hề thấy có đề xuất nào như vậy. Việc tung bài viết mập mờ kiểu này lên báo chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của người dùng Youtube và của dư luận xã hội. Cái lợi đâu không thấy, nhưng chắc chắn sẽ tạo cớ cho những người lười đọc chửi bới, hạ uy tín của chính quyền, bởi chính quyền không hề có đề xuất này.

****

Mời đọc nội dung bài báo của Hoàng Linh:

Tác hại xấu từ những kênh Youtube “giang hồ” của Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền là… rất rõ, không ít phụ huynh đã đặt ra câu hỏi tại sao không cấm Youtube tại Việt Nam?

Không Có Chuyện

Kênh Youtube Khá bảnh trước thời điểm bị xóa bỏ.

Thời gian qua, kênh YouTube “Khá bảnh” của Ngô Bá Khá (ở Bắc Ninh) đã gây xôn xao cộng đồng mạng bởi nhiều video tiêu cực, gây tác động xấu tới xã hội. Mặc dù có nội dung xấu nhưng kênh YouTube lại này thu hút hơn 2 triệu người theo dõi, chủ yếu là các bạn trẻ.

Khó có thể đánh giá tác hại xấu từ kênh Youtube “giang hồ” như của Khá bảnh, Dương Minh Tuyền… Tuy nhiên, chỉ riêng việc một bộ phận giới trẻ học theo các ăn nói, hành vi như Ngô Bá Khá đã khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu. Nhất là trong thời gian qua đã xuất hiện hàng loạt những vụ bạo lực học đường đầy ám ảnh.

Thực trạng những kênh Youtube như của Khá bảnh không phải hiếm, cũng từng có không ít phụ huynh học sinh bức xúc đặt ra câu hỏi là tại sao không cấm Youtube tại Việt Nam?

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội Khóa XIII cho rằng, người dân có quyền được tiếp cận thông tin, pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự do tiếp cận thông tin của người dân.

“Tuy nhiên, người dân phải có trách nhiệm trong việc tiếp cận thông tin, có trách nhiệm trong việc thông tin lên mạng. Ở đây ở cả hai phía việc lựa chọn thông tin nào để tiếp cận, để đọc, theo dõi. Thứ hai, là trách nhiệm chủ của kênh Youtube trong việc đưa nội dung lên mạng”, PGS.TS Bùi Thị An cho biết.

PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, trong hoạt động quả lý nhà nước không nên có suy nghĩ không quản được thì cấm. Vấn đề không phải cấm Youtube mà quản lý thế nào.

“Ở đây tôi cho rằng cần sự vào cuộc của Bộ Thông tin và Truyền thông, phải cố gắng để không hạn chế nhưng quản lý, ngăn chăn được dòng tin độc hại”, PGS.TS Bùi Thị An nói.

Không Có Chuyện

Hình ảnh được cắt từ clip nhạc chế Những chị đại học dường của kênh Hậu Hoàng với nội dung đầy rẫy cảnh bạo lực học đường mới xuất hiện từ 11/3 đến nay đã có tới gần 70 triệu lượt xem trên Youtube.

Trước đó, ngày 2/4, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) đã chính thức gửi yêu cầu Google (nhà cung cấp dịch vụ YouTube) khóa, hạ kênh YouTube của “Khá bảnh”.

Sau 1 ngày bị khóa chức năng hiện quảng cáo để kiếm tiền, kênh YouTube Khá bảnh đã bị xóa.

Đến sáng 3/4, kênh “Khá bảnh” đã không còn tồn tại trên YouTube. Khi truy cập vào kênh này, người xem sẽ nhận được thông báo “Tài khoản này đã bị chấm dứt do vi phạm Điều khoản dịch vụ của YouTube”.

Đại diện Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cũng cho rằng, kênh YouTube “Khá bảnh” chứa những nội dung gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xã hội, vì thế đơn vị đã đề nghị YouTube không được tiếp tục khai thác, thu phí quảng cáo từ kênh này.

Năm 2017, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin & Truyền thông) phát hiện 17 video với nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, như: bôi xấu, xuyên tạc lịch sử, kích động thù hằn dân tộc… Trước và trong khi các video này được phát, nhiều hình ảnh quảng cáo của một số nhãn hàng lớn ở Việt Nam cũng xuất hiện, gây tổn hại đến thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hiện nay khi người dùng tìm kiếm và vào xem các video về một nội dung, chương trình cụ thể trên YouTube, giao diện của kênh này còn xuất hiện một số video có nội dung sai trái để thu hút quan tâm của người sử dụng.

YouTube có tính năng gợi ý các video có nội dung tương tự nội dung người sử dụng đã xem hoặc tìm kiếm, nhưng có thể dẫn người xem đến cả những nội dung hoàn toàn không liên quan. Ví dụ, bạn xem một video ca nhạc nhưng phía bên cột phải giao diện, YouTube lại hiển thị một số video vi phạm thuần phong mỹ tục. Việc YouTube cho phép video có nội dung xấu tiếp tục tồn tại và cung cấp đến đa số người dùng Việt Nam là nghiêm trọng.

Trong khi đó, đại diện Google (đơn vị điều hành YouTube) cũng khẳng định trang web có chính sách chung cho tất cả các video, trong đó nếu người dùng cảm thấy một video có nội dung không phù hợp, họ có quyền gửi cảnh báo (report) cho đội ngũ của YouTube để xử lý. Các nội dung quảng cáo hiện được xếp theo cơ chế tự động và nếu cảm thấy không phù hợp, người dùng hay doanh nghiệp cũng có thể thông báo để gỡ bỏ.

Hoàng Linh/Sức Khỏe Cộng Đồng

https://tintucvietnam.vn/tac-hai-nhung-kenh-youtube-giang-ho-sao-khong-cam-youtube-tai-viet-nam-64616?fbclid=IwAR1WvjMa5coUZ-qZAsnGgP9lWC7mbRNy4X8OxDF1ewmBM4i-y6It7gQFbKw

Không Có Chuyện

Ảnh từ trang Tin Tức Việt Nam:

Khoai@

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây