Lý Tống, người được giới đấu tranh chống phá chế độ cộng sản coi là “người hùng trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài”, hay một cách ví von khác là “James Bond Việt Nam”, đã từ trần vào lúc 9 giờ 16 phút tối giờ California ngày 5/4/2019 tại San Diego, thọ 73 tuổi. Cái chết của không tặc Lý Tống đã được các đài truyền thông VOA, BBC, RFA khóc thương thảm thiết với rất nhiều mỹ từ như vậy. Tuy nhiên, ở bài viết này, tác giả xin gọi Lý tống với biệt danh “không tặc Lý Tống”.
“Lý Tống, tên thật là Lê Văn Tống sinh ngày 1/9/1945 tại Huế, gia nhập Binh chủng không quân ngụy quyền Sài Gòn năm 1965, thuộc Khóa 65A và được đưa đi đào tạo tại Mỹ năm 1966. Đầu tháng 4/1975, chiếc A-37 thuộc biên đội Ó Đen do Lý Tống điều khiển bị bắn rơi. Lý Tống bị bắt giam và đưa đi cải tạo 5 năm. Năm 1982, Lý Tống vượt biên bằng đường bộ qua Campuchia, đến Thái Lan, rồi xin tị nạn chính trị tại Singapore và sau đó tị nạn tại Mỹ năm 1984.
“Không tặc” Lý Tống qua đời
Năm 1981, Lý Tống đã 2 lần đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất với ý định trộm máy bay bay ra nước ngoài nhưng không thành.
Ngày 2/8/1992, Lý Tống đáp máy bay từ Mỹ về Bangkok. Tại đây, Lý Tống dự định đi trộm máy bay A37 ở sân bay Ubon để bay về ném bom kho xăng Khánh Hội, sau đó sẽ bay sát nhà dân thả truyền đơn kêu gọi lật đổ chính quyền rồi nhảy dù xuống xa lộ Biên Hòa đón xe khách về Sài Gòn. Tuy nhiên, âm mưu bất thành vì động cơ máy bay bị trục trặc kỹ thuật.
Tháng 9/1992, trên chiếc máy bay Boeing 737 bay từ Bangkok, Thái Lan về sân bay Tân Sơn Nhất, TP.Hồ Chí Minh, Lý Tống đã lấy cắp con dao inox trên khay thức ăn khống chế tiếp viên, dí dao vào cổ ép phải mở cửa buồng lái uy hiếp cho nổ bom nếu tổ lái không làm theo yêu cầu là cho máy bay bay thấp để hắn ném truyền đơn. Lý Tống uy hiếp buộc bắt cơ trưởng phải bay vòng quanh khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh và mở cửa sổ để rải truyền đơn. Sau khi rải xong truyền đơn, Lý Tống yêu cầu cơ trưởng phải điều khiển máy bay lên độ cao 2.300m và mở cửa để ông ta nhảy dù. Sau khi nhảy dù, Lý Tống rơi xuống một ao rau muống. Kết quả là Lý Tống bị tóm và bị kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay. Năm 1998, Lý Tống được ân xá và bị đẩy đuổi về Mỹ.
Sau khi được “ân xá”, Lý Tống vẫn không từ bỏ các hoạt động chống phá. Ngày 1/1/2000, Lý Tống dùng một chiếc máy bay nhỏ bay từ Florida, Mỹ sang La Habana, Cuba thả truyền đơn kêu gọi nhân dân Cuba nổi dậy. Khi bay trở về, Lý Tống bị Cục Di cư và Hải quan Mỹ thẩm vấn nhưng được trắng án và tha bổng. Sau vụ này, Lý Tống còn bị Cục hàng không liên bang rút giấy phép bay.
Ngày 7/11/2000, chỉ một ngày trước khi Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam, Lý Tống lại cướp một máy bay của Thái Lan và bay đến TP.Hồ Chí Minh rải hơn 50.000 tờ truyền đơn kêu gọi nhân dân nổi dậy chống chế độ. Lý Tống đã bị chính quyền Thái Lan bắt giữ, kết án 7 năm tù vì tội cướp máy bay và xâm phạm không phận. Tòa án Thái Lan từ chối dẫn độ Lý Tống về Việt Nam với lý do không gây hại cho an ninh Thái Lan. Trở về Mỹ, Lý Tống được các nhóm người Việt có hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam ở Mỹ bốc thơm lên tận mây xanh và gắn cho biệt danh là “James Bond Việt Nam”. Huênh hoang tự đắc, Lý Tống mạnh miệng chém gió và tuyên bố: “Sau Cuba, Việt Nam thì sẽ đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và CHDCND Triều Tiên”. Nhưng những lời tuyên bố đó không bao giờ biến thành sự thật.
Ngày 24/8/2008, Lý Tống thuê một chiếc máy bay huấn luyện của Hàn Quốc dự định rải truyền đơn ở CHDCND Triều Tiên nhưng bị bắt tại sân bay Seoul, Hàn Quốc trước khi máy bay cất cánh.
Ngày 19/7/2010, Lý Tống hóa trang tô son mặc váy đóng giả nữ, lọt vào một buổi biểu diễn ca nhạc của các ca sĩ Việt Nam tại San Jos. Trong lúc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đang biểu diễn, Lý Tống giả vờ tặng hoa rồi sau đó liên tiếp xịt hơi cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng và đã bị bắt ngay sau đó. Ngày 21/7/2012, diễn ra phiên tòa xét xử Lý Tống. Thẩm phán Andrea Y. Bryan tuyên phạt Lý Tống 6 tháng tù và 3 năm quản chế vì tội hành hung.”
Có thể thấy rằng Lý Tống có một lý lịch bất hảo. Lý Tống không đem tài lực của mình cống hiến cho quê hương đất nước mà ngược lại hắn chọn con đường chống đối, để rồi đến lúc ra đi vẫn phải nhận sự miệt thị, lên án của dư luận trong nước. Như vậy, việc “tâng bốc” Lý Tống như một người hùng chỉ mang tính chất cổ xúy và kích động chống đối của các phần tử xấu có thái độ thù địch với chế độ chính trị đương thời./.
Vân An
Nguồn: Người con Đất Mẹ