Ngày 2/4, Văn Việt ra một tuyên bố nực cười: “QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM”. Họ lập luận rằng hai quần đảo này đang bị “chính quyền bất hợp pháp Tam Sa” xâm phạm và liên tục có các hành vi gây hấn, vì thế, họ đưa ra tuyên bố một cách duy ý chí rằng hai quần đảo này vẫn mãi mãi là của Việt Nam và đưa ra các đề nghị với chính quyền một cách gay gắt: “Tiến hành khẩn cấp thủ tục khởi kiện chính quyền Trung Quốc đến cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền với yêu cầu công lý cho Việt Nam về lãnh thổ, lãnh hải tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông theo Công pháp Quốc tế.”
Khởi kiện Trung Quốc ở thời điểm này, các “đại trí thức” của Văn Việt có nghĩ đến những hậu quả lớn hơn có thể xảy ra với Việt Nam như cấm vận kinh tế hay chiến tranh Việt – Trung. Họ đều là những người lớn lên trong chiến tranh, chứng kiến những cơ khổ của Việt Nam, nhưng lại không thể chấp nhận một Việt Nam hòa bình và trung lập, bởi vì trong đất nước hòa bình ấy họ không có quyền lực đủ lớn. Một cuộc chiến tranh hoặc biến động kinh tế lớn có thể là cơ hội cho các phe cánh dân chủ giành thắng lợi.
Như vậy, các lời tuyên bố này không đến từ động lực xây dựng xã hội và có cái nhìn tính toán cho tương lai của dân tộc, mà các “nhà văn độc lập” chỉ thoải mái lên tiếng để thỏa mãn bản ngã của mình, thỏa mãn tham vọng nổi danh và tiếm quyền của mình. Những lời tuyên bố này chỉ là lời vô nghĩa, bởi vì Hoàng Sa và Trường Sa luôn tồn tại độc lập với ý chí của các nhà văn. Sự tranh chấp 2 quần đảo này đã diễn ra không phải vài chục năm mà nhiều thế kỷ rồi, và dù vậy, Hoàng Sa – Trường Sa đến nay vẫn thuộc Việt Nam. Những cuộc giao chiến lớn trên biển Đông không mang lại chủ quyền cho dân tộc mà chỉ mang lại đau thương, chủ quyền có thể đạt được và giữ vững bằng các phương pháp mềm dẻo. Đây là điều Văn Việt không hiểu được và cố tình không hiểu.
Ngay từ các hoạt động của phe trí thức phản biện từ Viện IDS, Bô xít Tây Nguyên, đến Diễn đàn Xã hội dân sự, và bây giờ là Văn Việt, những người tự xưng mình là trí thức này liên tục kêu gọi ký tên, không gửi cho ai cả, mà chủ yếu là một cách để làm truyền thông. Họ sử dụng danh tiếng đã có sẵn của bản thân và những người họ lôi kéo được đẩy gây sóng dư luận. Những sóng dư luận này một khi dội lên, họ hi vọng sẽ gây nên sự phẫn nộ trong toàn dân, và lại tổ chức những cuộc biểu tình lớn như những năm 2011, 2012, khi họ còn dẫn đầu các đội biểu tình.
Thế nhưng, thời thế đã thay đổi. Người dân hiện nay không còn quan tâm đến các lời kêu gọi yêu nước cực đoan mà chuyển sang quan tâm các vấn đề “cướp giết hiếp” theo sóng truyền thông – thứ mà các phe cánh đấu tranh trẻ hơn như Đoan Trang hay Nghiêm Hoa đang được ưa chuộng. Do đó, các cụ già Văn Việt lại lụ khụ ôm thứ được gọi là “tình yêu nước” và tự sướng với nhau bằng các chữ ký chẳng ai thèm đoái hoài.
Nguồn: Loa Phường