Trang chủ Luận bàn - Phản biện Khi Báo Chí Muốn Kiêm Luôn Quan Tòa

Khi Báo Chí Muốn Kiêm Luôn Quan Tòa

170
0

Không biết vô tình hay cố ý, trong một khoảng thời trở lại đây, những sai sót, vi phạm, trong lĩnh vực báo chí diễn ra khá phổ biến, đặc biệt liên quan đến các trang báo điện tử. Gần đây nhất, trong vụ việc liên quan đến vụ giết người do ghen tuông, xảy ra vào ngày 01/4, tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Theo diễn biến sự việc, người dân phát hiện đối tượng Phạm Văn Nghị dùng kéo đâm nhiều nhát vào cổ và ngực chị H (trú tại huyện Kim Sơn, Ninh Bình), khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Sau đó, Nghị dùng kéo tự đâm vào cổ và người mình để tự sát nhưng bất thành, đối tượng được cơ quan chức năng đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Tuy nhiên, một hình ảnh bên trong đó đã bị báo chí thổi bùng lên, không may rằng tai bay vạ gió từ báo chí đó lại rơi trúng chú CSGT, người đã tất tả chạy đến hiện trường lúc đó.

Khi Báo Chí Muốn Kiêm Luôn Quan Tòa

Từ những hình ảnh từ clip của người dân, lời kể của những người chứng kiến vụ việc quanh đó, không ít người, trong đó đặc biệt một số anh chị làng báo rất nhiệt tình, tập trung vào việc đổ lỗi “trơ mắt đứng nhìn” cho chú CSGT.

Trong khi mà sự việc còn chưa sáng tỏ, các thông tin vẫn mập mờ thì nhiều anh chị nhà báo đã giật đùng đùng lên chĩa chỉ trích về phía anh CSGT. Không chỉ cho đăng tải nhan nhản cái bài báo gắn với từ khóa như “CSGT đứng nhìn”, hay “làm ngơ”. Nhiều anh chị báo còn húng đến mức quên mất nhiệm vụ đưa tin của mình, anh chị tự phong cho mình cái quyền của thẩm phán, ra phán quyết người khác ngay khi mới chỉ nhìn thấy bề nổi sự việc. Nổi lềnh bềnh nhất có thể nhắc đến anh phóng viên kiêm thẩm phán Nhật Linh của báo VTCNews, vị này thay vì viết báo đưa tin thì anh ta lại cho ra một tuyên bố xanh rờn rằng “phải đuổi khỏi ngành CSGT hèn hạ trơ mắt đứng nhìn kẻ thủ ác đâm chết cô gái”.

Thật nực cười, áp đặt những cái nhìn phiến diện của bản thân lên người khác. Ở đây chưa chắc anh CSGT đã hoàn toàn đúng, nhưng dù gì chúng ta cũng phải bình tĩnh và nhìn nhận lại vấn đề.

Thứ nhất, các vị không phải là người ở trong tình huống đó. Anh chị không ở đó thế nên anh chị thiếu đi những sự đánh giá tại thời điểm, vào hoàn cảnh đó của sự việc. Cả về yếu tố chủ quan (tuổi tác, khả năng nhận định, đánh giá tình huống từ phía anh CSGT…), cả về yếu tố khách quan (tình trạng của nạn nhân, trạng thái kích động đối tượng gây án, đối tượng có vũ khí và đang khống chế nạn nhân…) các anh chị báo chí đều bỏ quan không tính đến. Vậy mà các anh chị lại đưa ra cái lý lẽ rằng mặc định anh CSGT kia phải ngăn chặn được sự việc.

Thứ hai, ngẫm lại xem anh CSGT đó đã cố gắng làm những gì. Anh ra sức thuyết phục nhằm kéo dài thêm thời gian, gọi lực lượng hỗ trợ. Thử hỏi còn bao nhiêu người xung quanh đó, họ đứng quay video, họ đứng xì xồ bàn tán? Họ đã làm gì để giúp đỡ, họ khác anh CSGT chỗ nào? Hay là các nhà báo điều tra luôn tung tích của những người này để làm luôn một bài để tuyên bố đuổi việc họ hết. Các vị chỉ vin vào một điều rằng bởi anh ta là công an, mà đã là công an là anh phải biết võ, phải có nghiệp vụ ngăn chặn tội phạm… Đừng gượng ép như thế chứ. Ai cũng biết một điều rằng công an hay ngành nghề nào cũng vậy, bên trong nó có hàng chục, hàng trăm lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành khác nhau. Chúng ta không thể đòi hỏi vô lý một anh CSGT ngoài việc thông thuộc về luật giao thông, về quy tắc ứng xử với người đi đường, xử lý các tình huống va chạm, tai nạn giao thông, thì anh còn phải biết võ, biết cách bắt các đối tượng phạm pháp, biết dùng chiêu tâm lý thức tỉnh đối tượng. Có lẽ cũng như kiểu bảo một anh chuyên viết mảng thời sự chuyển sang đưa tin thể thao cũng vậy thôi.

Thứ ba nữa, nhiều anh chị báo chí thì nói hay lắm. Biết là chuyên môn của các anh chị rồi, nhưng cũng một vừa hai phải thôi. Bù lu bù loa lên, giật tít cắt xén các kiểu thì nhanh lắm. Kiểu như cảnh sát bắn chỉ thiên, thì anh chị để mỗi lững lờ là cảnh sát nổ sung bắn người vi phạm… Tiêu đề gợi mở một đằng còn nội dung đưa về một nẻo.

Nói tóm lại, nghề nào thì nghề, hãy cứ làm tốt trách nhiệm của mình trước, đừng loi nhoi, ham hố thích làm tất. Không biết cái gì mà cứ tưởng mình cái gì cũng biết. Nhà báo lại kiêm luôn quan tòa, chả mấy nữa mà các vị lên được thăng chức “bố đời”./.

AN THIÊN

Nguồn: Nhân quyền, Biển đảo Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây