Trang chủ Loa Phường Nghi án xuất bản lậu cuốn sách “Cộng đồng tưởng tượng”: Mưu...

Nghi án xuất bản lậu cuốn sách “Cộng đồng tưởng tượng”: Mưu đồ chia rẽ dân tộc?

373
0

Nghi án xuất bản lậu cuốn sách “Cộng đồng tưởng tượng”: Mưu đồ chia rẽ dân tộc?

Mới đây, cuốn sách “Cộng đồng tưởng tượng – Nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc” của Benedict Anderson được lan truyền trên mạng và được phát hành lậu dưới danh nghĩa “lưu hành nội bộ” của Viện Nhân học Văn hóa có nội dung đi ngược lại lợi ích dân tộc, phủ nhận chủ nghĩa yêu nước, xóa nhòa ranh giới kẻ xâm lược-dân tộc bị trị….

Cuốn sách này năm 2011 đã được Tạp chí Văn hóa Nghệ An giới thiệu với nội dung phê phán thẳng thắn. Dù ra đời đã lâu, nhưng cuốn sách không được xuất bản do sự lo ngại về tính chất công kích và tư tưởng Marx, chủ nghĩa Cộng Sản và tinh thần dân tộc của các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Với vị trí đứng về nước Mỹ, cuốn sách “Cộng đồng tưởng tượng” đã công kích vào thành trì yêu nước của người dân Việt Nam, thứ mà Mỹ đã không thể đánh bại được trong chiến tranh Việt Nam. Cuốn sách này là một cú tát vào những người yêu nước, có tinh thần đấu tranh giành độc lập dân tộc bằng việc sử dụng một loạt các lập luận về dân tộc học, nhân học và chính trị để khẳng định rằng các cộng đồng dân cư được kết nối bằng khái niệm quốc gia là mơ hồ, dựa trên tuyên truyền của tầng lớp cầm quyền, mà nói thẳng ra là “không có thật”. Như vậy, cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc là không cần thiết, và bằng cách này, Benedic Anderson phủ nhận toàn bộ phong trào giải phóng thuộc địa ở thế kỷ 20 mà Việt Nam là đất nước đi đầu, bênh vực cho luận điệu của những quốc gia thực dân và đế quốc tiếp tục mong muốn duy trì chế độ thuộc địa này. Tại sao? Bởi vì thay vì Benedict Anderson khẳng định các nước Mỹ, Pháp, Đức, Anh… là các “cộng đồng tưởng tượng”, theo đúng lý thuyết của ông, thì trong sách lại xoáy sâu vào trường hợp các nước trong suốt 2 thế kỷ phải chịu cảnh nô lệ của các đất nước tư bản.

Mặc dù được viết từ năm 1970 và làm công cụ tuyên truyền cho nước Mỹ, nhưng việc cuốn sách được lựa chọn để xuất bản vào lúc đất nước đang có những tranh chấp chủ quyền ở biển Đông như hiện nay thật đáng nghi ngại. Xuất bản cuốn sách vào thời điểm này, không rõ những người đứng đầu Tủ sách “Hiểu Việt Nam” có ý định gì? Trục lợi thời cơ để bán sách? Hay là muốn người dân nước Việt hoặc bán nước cho Tàu hoặc bán nước cho Mỹ, bởi vì Việt Nam cũng chỉ là một khái niệm “cộng đồng tưởng tượng”, thế thì bán đi cũng được. 

Cuốn sách được xuất bản nằm trong Tủ sách “Hiểu Việt Nam” của Viện Nhân học Văn hóa (một viện mới được thành lập) với hàng chữ “Lưu hành nội bộ”. Thế nhưng, nó không được “lưu hành nội bộ” chút nào. Thay vì phân phối rộng rãi và truyền thông công khai, cuốn sách này được rải khắp facebook qua hệ thống sách lậu. Không mang danh nghĩa bán nhưng nó vẫn được bán rộng rãi, in với hình thức đẹp (có bìa cứng, giấy đẹp), sách lại do một dịch giả trẻ chưa có tên tuổi và điều ấy đồng nghĩa với việc phải trả nhuận bút “giá rẻ” cho dịch giả.

Một câu hỏi đặt ra nữa đó là sách không hề có sự cho phép xuất bản của các Nhà xuất bản, như vậy hình thức in này chính là in lậu để lưu truyền trên thị trường.  Ai là người thực sự đứng sau một cuốn sách có tính chiến lược gây chia rẽ dân tộc như “Cộng đồng tưởng tượng” và được in lậu, bán lậu như thế này? Thậm chí, cuốn sách được truyền thông “ngầm” một cách rầm rộ trên Tạp chí Tia Sáng ngay trước khi sách ra với bài viết giới thiệu về Benedict Anderson (Link: http://www.tiasang.com.vn/-van-hoa/Benedict-Anderson-Nguoi-song-ben-ngoai-nhung-duong-bien-15244). Bài viết này tuyên truyền và ca ngợi tư tưởng nguy hại của cuốn sách:

“Những cộng đồng đó mang trong mình những “giới hạn” (mọi quốc gia dân tộc đều có biên giới) và “chủ quyền” (tư tưởng Khai sáng và các cuộc cách mạng tư sản đánh đổ quan niệm về tính thiên mệnh của các chế độ quân chủ).

Điều đó đưa đến khái niệm của Anderson về “dân tộc” như là: “một cộng đồng chính trị tưởng tượng – và tưởng tượng ở cả về giới hạn lẫn chủ quyền… Là tưởng tượng bởi vì những công dân của kể cả những quốc gia nhỏ nhất cũng không thể biết được hết mọi thành viên trong cộng đồng của mình, gặp gỡ, hay thậm chí từng nghe nói về nhau, dù trong tâm trí họ luôn mang hình ảnh về sự chia sẻ chung…” (Imagined Communities, bản in 2006, tr. 6).”

Với cách tuyên ngôn ngầm ẩn của Viện Nhân học Văn hóa như vậy, có thể hiểu rằng họ đơn giản muốn người đọc “Hiểu Việt Nam” như những “Cộng đồng tưởng tượng”.

=====

Tham khảo

Năm 2011, cuốn sách “Cộng đồng tưởng tượng” này đã được Tạp chí Văn hóa Nghệ An giới thiệu/phê phán như sau:

“Là một chuyên gia về Đông Nam Á, các cuộc xung đột quân sự giữa Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc vào cuối những năm 1970 đã kích thích ông phân tích tầm quan trọng và sức hấp dẫn chính trị, đối với nền chính trị của chủ nghĩa dân tộc. Kết quả là cuốn“Cộng đồng tưởng tượng” – Những ý nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc” được xuất bản 2 lần (1983,1991), trong đó, Anderson đã đề xuất lý thuyết về “các cộng đồng tưởng tượng“. Chủ yếu tiếp cận về mặt lý thuyết, Anderson cho rằng, hầu hết đã bỏ qua:

       “Chủ nghĩa dân tộc, chỉ đơn thuần là chấp nhận nó như: Quốc gia, quốc tịch, chủ nghĩa dân  tộc –  tất cả đã chứng tỏ để xác định là vô cùng khó khăn, chứ chưa nói đến việc phân tích. Ngược lại ảnh hưởng to lớn mà chủ nghĩa dân tộc đã tác động đến thế giới hiện đại, giả thuyết xác đáng về nó rõ ràng là còn nhỏ nhoi.”

     Đặc biệt sai lầm trong lĩnh vực này là chủ nghĩa Mác, mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mac và chủ nghĩa dân tộc là chủ đề của cuộc tranh luận đánh giá lại Cánh tả mới trong năm 1970 (ví dụ: Lo¨wy,1976; Debray,1977).Trong môi trường này,Anderson (1991:3,nhấn mạnh) lập luận học thuyết Mác-xít đã không bỏ qua chủ nghĩa dân tộc, đúng hơn,”chủ nghĩa dân tộc đã chứng tỏ một sự bất thường khó chịu cho lý thuyết Mác-xít và, chính vì lý do đó, phần lớn bị bỏ qua, hơn là đối mặt với nó“. Cộng đồng tưởng tượng là một nỗ lực để tiến hành hoà giải các lý thuyết của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa dân tộc và đối phó với những gì Anderson vạch ra như một bối cảnh chênh lệch cho việc đánh giá về dân tộc, cụ thể là việc gần như chỉ tập trung vào châu Âu đã gây phương hại đến việc xem xét “thế hệ người lai tiên phong” ở Nam Mỹ về chính trị dân tộc hiện đại. Sự bóp méo này, Anderson tiếp tục xác nhận cả ở bên trong và bên ngoài học viện. Từ những nghiên cứu trường hợp về chủ nghĩa thực dân ở Châu Mỹ La Tinh và Indonesia, Anderson (1991: 6) đề xuất định nghĩa sau đây về dân tộc: nó là một cộng đồng chính trị tưởng tượng – và vốn dĩ tưởng tượng cả về giới hạn lẫn chủ quyền ‘.

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây